Thuyết minh về nón lá của người phụ nữ Việt Nam
” Có tìm hiểu dĩ vãng của chính mình thì mới quý nó được và có quý trọng dĩ vãng thì mới tìm được hướng đi cho tương lai.” Đó là lời của cố học giả Nguyễn Hiền Lê mà tôi muốn gửi đến bạn đọc và những ai quan tâm đến việc bảo vệ truyền thống văn hóa dân tộc của người Việt nam ta. Từ xưa, chiếc nón và áo dài duyên dáng đã làm nổi bật bản sắc văn hóa dân tộc. Nón lá tự bao giờ đã trở thành nét đặc thù riêng của người phụ nữ Việt Nam, không ai phủ nhận được.
Nón lá có lịch sử rất lâu đời, là một trong những họa tiết được khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, trên thạp đồng Đào Thịnh.Nón lá gắn liền với đời sống tạo nên nét bình dị, duyên dáng.Một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre, lúc nghỉ ngơi, người nông dân dùng nón quạt cho mát, ráo mồ hôi. Nón lá có nhiều loại, thay đổi theo từng thời kì lịch sử.Binh lính thời xưa dùng nón dấu, nón ngựa hay nón gõ, trong tang lễ hay dùng nón cạp. Trong các lế hội của người miền Bắc, người phụ nữ mang nón quai thao, hát những câu quan học tha thiết. Nón bài thơ thì là mọt loại nón đặc trưng của xứ Huế.
Người việt dùng nón lá, nhưng ít người để ý hay tìm hiểu xem nón được làm thế nào, có bao nhiêu vành, đường kính bao nhiêu?….nón lá tuy giản dị, rẻ tiền nhưng một chiếc nón đẹp được làm ra là nhờ những đoi bàn tay khéo léo cần cù. Nghề làm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ, người đàn ông trong gia đình cũng có thể vót tre làm khung nón. Từ cây tre, họ vốt thành từng nan vành một cách công phu, sau đó uốn thành từng vòng tròn trịa. Để cho nón có hình chóp, người ta làm từng vanh nhỏ dần cho lên tới chóp. Lá để làm nón là một loại lá khó tìm, có hai loại là Du Quy Diệp – thời xưa làm tơi dùng để chống mư gió, một loại khác là Bồ Quy Diệp, lá mỏng và mềm hơn. Ngoài ra ngày nay người ta cũng làm từ nhiều loại lá khác như lá cọ, lá hồi…Khi lấy lá, người ta thường lấy những lá non có màu xanh, sau đó phơi khô, dùng những đồ có mặt phẳng đặt trê nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ đè lên lá, làm công việc này giống như động tác khi là ủi, đổng thời tay kéo thẳng cho lá thẳng ra, nổi lên những đường gân, chọn những lá đẹp để là phần ngoài của nón. Tiếp đó lấy khung nón được làm từ 16 vanh chính, khoảng cách bằng nhau. Khâu làm khung phải do thợ chuyên môn làm thì nón mới đều và đẹp. Các vanh nón được nối lại với nhau bằng các que tre vót nhỏ. Nếu nón được lót bằng lớp lá đót thì sẽ có đọi bền cao hơn. Vành nón thường có đường kính khoảng 41 cm. khi xếp lá lên trên cần phải đều tay, không làm lộ ra các lớp lá xếp đè lên nhau. Người ta phết phía ngoài nón lớp sơn dầu mỏng, trong suốt, vừa tạo độ độ óng cho nón vừa để nước không thấm vào nón qua các lỗ kim vào bên trong. Tóm lại, để làm một chiếc nón cần phải trải qua 15 khâu, từ trên rừng lấy lá, rồi phơi khô, sấy lá, mở lá, là, làm vanh, vành nón, khâu nón, cắt chỉ, thêu non, làm quai… Thời trước khi chưa có chỉ, người ta dùng bẹ lá cây thuộc họ thơm tước lấy phần tơ ngâm nước vài ba ngày cho nát phần thịt, dùng bàn chải, chải lấy phần tơ làm chỉ để chằm nón.
Dáng dấp con gái Việt Nam mềm mại, dịu dàng, nếu trên đầu nghiêng nhgiêng vành nón trắng. Nụ cười, ánh mắt phía sau vành nón thật e ấp, rạo rực. Mỗi thiếu nữ đều có cái duyên, có cái đẹp như vầng trăng non dưới vành nón lá.
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay ” xây lá”, tay chuyền nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên.
Những chiếc nón bài thơ thường trở thành vật trang sức của biết bao phụ nữ. Buổi tan trường, con đường bên sông Hương như dịu lại trong nắng hè cuối ngày oi ả, bởi những dáng mảnh mai của tà áo dài trắng, nón bài thơ.
Nghề làm nón nổi tiếng ở các vùng Phú Hồ, Dạ Lễ, Tân Lễ,… còn tồn tại đến bây giờ. Ở các vùng này, ngày cưới họ vẫn giữu dược truyền thống từ xa xưa như rước kiệu, đi kiệu…
Nón ngày nay hầu như không còn giữ được phưong pháp như ngày xưa nữa, họ quen vơi cách làm nón nhanh và đơn giản. Bảo quản nón rất dễ, ta chỉ cần không để nón nơi ẩm ướt, tránh ẩm ướt, tránh làm rách, làm thủng nón. Để cho nón bóng, ta nên quét lớp dầu mỏng lên
Đời sống văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt nam vẫ thuần túy nguyên hình của nó. Ở bất cứ nơi nào, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng, dọc theo chiều dài đất nước, đều thấy nón lá thấp thoáng ngàn đời không đổi thay.
Nón lá có lịch sử rất lâu đời, là một trong những họa tiết được khắc trên trống đồng Ngọc Lữ, trên thạp đồng Đào Thịnh.Nón lá gắn liền với đời sống tạo nên nét bình dị, duyên dáng.Một nắng hai sương, trên đồng lúa, bờ tre, lúc nghỉ ngơi, người nông dân dùng nón quạt cho mát, ráo mồ hôi. Nón lá có nhiều loại, thay đổi theo từng thời kì lịch sử.Binh lính thời xưa dùng nón dấu, nón ngựa hay nón gõ, trong tang lễ hay dùng nón cạp. Trong các lế hội của người miền Bắc, người phụ nữ mang nón quai thao, hát những câu quan học tha thiết. Nón bài thơ thì là mọt loại nón đặc trưng của xứ Huế.
Người việt dùng nón lá, nhưng ít người để ý hay tìm hiểu xem nón được làm thế nào, có bao nhiêu vành, đường kính bao nhiêu?….nón lá tuy giản dị, rẻ tiền nhưng một chiếc nón đẹp được làm ra là nhờ những đoi bàn tay khéo léo cần cù. Nghề làm nón không chỉ dành riêng cho phụ nữ, người đàn ông trong gia đình cũng có thể vót tre làm khung nón. Từ cây tre, họ vốt thành từng nan vành một cách công phu, sau đó uốn thành từng vòng tròn trịa. Để cho nón có hình chóp, người ta làm từng vanh nhỏ dần cho lên tới chóp. Lá để làm nón là một loại lá khó tìm, có hai loại là Du Quy Diệp – thời xưa làm tơi dùng để chống mư gió, một loại khác là Bồ Quy Diệp, lá mỏng và mềm hơn. Ngoài ra ngày nay người ta cũng làm từ nhiều loại lá khác như lá cọ, lá hồi…Khi lấy lá, người ta thường lấy những lá non có màu xanh, sau đó phơi khô, dùng những đồ có mặt phẳng đặt trê nồi than lửa nóng đỏ, dùng cục vải nhỏ đè lên lá, làm công việc này giống như động tác khi là ủi, đổng thời tay kéo thẳng cho lá thẳng ra, nổi lên những đường gân, chọn những lá đẹp để là phần ngoài của nón. Tiếp đó lấy khung nón được làm từ 16 vanh chính, khoảng cách bằng nhau. Khâu làm khung phải do thợ chuyên môn làm thì nón mới đều và đẹp. Các vanh nón được nối lại với nhau bằng các que tre vót nhỏ. Nếu nón được lót bằng lớp lá đót thì sẽ có đọi bền cao hơn. Vành nón thường có đường kính khoảng 41 cm. khi xếp lá lên trên cần phải đều tay, không làm lộ ra các lớp lá xếp đè lên nhau. Người ta phết phía ngoài nón lớp sơn dầu mỏng, trong suốt, vừa tạo độ độ óng cho nón vừa để nước không thấm vào nón qua các lỗ kim vào bên trong. Tóm lại, để làm một chiếc nón cần phải trải qua 15 khâu, từ trên rừng lấy lá, rồi phơi khô, sấy lá, mở lá, là, làm vanh, vành nón, khâu nón, cắt chỉ, thêu non, làm quai… Thời trước khi chưa có chỉ, người ta dùng bẹ lá cây thuộc họ thơm tước lấy phần tơ ngâm nước vài ba ngày cho nát phần thịt, dùng bàn chải, chải lấy phần tơ làm chỉ để chằm nón.
Dáng dấp con gái Việt Nam mềm mại, dịu dàng, nếu trên đầu nghiêng nhgiêng vành nón trắng. Nụ cười, ánh mắt phía sau vành nón thật e ấp, rạo rực. Mỗi thiếu nữ đều có cái duyên, có cái đẹp như vầng trăng non dưới vành nón lá.
Sao anh không về thăm quê em
Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên
Bàn tay ” xây lá”, tay chuyền nón
Mười sáu vành, mười sáu trăng lên.
Những chiếc nón bài thơ thường trở thành vật trang sức của biết bao phụ nữ. Buổi tan trường, con đường bên sông Hương như dịu lại trong nắng hè cuối ngày oi ả, bởi những dáng mảnh mai của tà áo dài trắng, nón bài thơ.
Nghề làm nón nổi tiếng ở các vùng Phú Hồ, Dạ Lễ, Tân Lễ,… còn tồn tại đến bây giờ. Ở các vùng này, ngày cưới họ vẫn giữu dược truyền thống từ xa xưa như rước kiệu, đi kiệu…
Nón ngày nay hầu như không còn giữ được phưong pháp như ngày xưa nữa, họ quen vơi cách làm nón nhanh và đơn giản. Bảo quản nón rất dễ, ta chỉ cần không để nón nơi ẩm ướt, tránh ẩm ướt, tránh làm rách, làm thủng nón. Để cho nón bóng, ta nên quét lớp dầu mỏng lên
Đời sống văn minh, phát triển nhưng nón lá Việt nam vẫ thuần túy nguyên hình của nó. Ở bất cứ nơi nào, từ rừng sâu hẻo lánh, trên đồng ruộng, dọc theo chiều dài đất nước, đều thấy nón lá thấp thoáng ngàn đời không đổi thay.