Từ phút giật mình đầy nhân bản trong bài thơ Ánh Trăng của Nguyễn Duy suy nghĩ về đạo lý uống nước nhớ nguồn hiện nay.
Bài thơ Ánh trăng của Nguyễn Duy là tiếng lòng, là sự suy ngẫm, là một lần “giật mình” của nhà thơ trước điều vô tình dễ có ấy. Nó có ý nghĩa như một lời cảnh tỉnh, lời nhắc nhở chúng ta đừng quên đi những gì đẹp đẽ đã gắn bó với con người trong quá khứ.
“Trăng cứ tròn vằnh vạch
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.”
Cái “giật mình ” đáng trân trọng và đầy ý nghĩa khép lại bài thơ trong muôn trùng suy tưởng từ người đọc. Vầng trăng kia lặng im không nói , không oán trách , vầng trăng cứ lặng lẽ tròn mà khiến hồn người sực tỉnh và trở về với chính mình , tìm lại những dấu yêu xa xưa đã bỏ quên vào dĩ vãng. Xin bạn đừng hỏi rằng nếu như không vì mất điện liệu nhà thơ có thể có được sự thức tỉnh giữa phồn hoa đô hội và nhận thấy một ánh trăng tri kỷ hay không? Bởi lẽ vầng trăng trước khi ta được sinh ra cũng cứ khuyết lại tròn , khi ta tồn tại hay sau này trở thành cát bụi trăng vẫn cứ tròn lại khuyết vật thôi. Thế mà cái điều hiển nhiên , có tính quy luật ấy lại khiến tác giả ” giật mình ” …
Những điều tưởng chừng như phi lý khi đưa vào tâm trạng con người để giải thích bỗng trở thành có nghĩa. Ánh trăng như đã xuyên suốt cả bài thơ , bổng trầm trải dọc theo chiều sâu cảm xúc nơi Nguyễn Duy : lúc lắng chìm , khi trăn trở , phút suy tư…
Kể chi người vô tình
Ánh trăng im phăng phắc
Đủ cho ta giật mình.”
Cái “giật mình ” đáng trân trọng và đầy ý nghĩa khép lại bài thơ trong muôn trùng suy tưởng từ người đọc. Vầng trăng kia lặng im không nói , không oán trách , vầng trăng cứ lặng lẽ tròn mà khiến hồn người sực tỉnh và trở về với chính mình , tìm lại những dấu yêu xa xưa đã bỏ quên vào dĩ vãng. Xin bạn đừng hỏi rằng nếu như không vì mất điện liệu nhà thơ có thể có được sự thức tỉnh giữa phồn hoa đô hội và nhận thấy một ánh trăng tri kỷ hay không? Bởi lẽ vầng trăng trước khi ta được sinh ra cũng cứ khuyết lại tròn , khi ta tồn tại hay sau này trở thành cát bụi trăng vẫn cứ tròn lại khuyết vật thôi. Thế mà cái điều hiển nhiên , có tính quy luật ấy lại khiến tác giả ” giật mình ” …
Những điều tưởng chừng như phi lý khi đưa vào tâm trạng con người để giải thích bỗng trở thành có nghĩa. Ánh trăng như đã xuyên suốt cả bài thơ , bổng trầm trải dọc theo chiều sâu cảm xúc nơi Nguyễn Duy : lúc lắng chìm , khi trăn trở , phút suy tư…
Bạn có thấy không? Giữa nhịp sống ồn ào , dòng đời cuộn chảy ;Vẫn còn trong trẻo trên cao -vầng trăng tròn vành vạch ; Vẫn còn vương vấn đâu đây ánh sáng trong mát , nhẹ nhàng , im lắng trong tâm hồn của mỗi chúng ta…
Từ một câu chuyện riêng ,tiếng thơ của Nguyễn Duy như một lời cảnh tỉnh, nhắc nhở thấm thía về thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”,“ân nghĩa thuỷ chung” cùng quá khứ.Có lẽ vì vậy mà đến với “ánh trăng”,người đọc nào cũng thấy lòng mình dường như lắng lại ?!