Tìm hiểu đoạn trích “Người cầm quyền khôi phục uy quyền”
1. Vích-to Huy-gô (1802 -1885) là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Cha ông là một tướng lĩnh cách mạng, mẹ ông là người có tư tưởng bảo hoàng. Ông ảnh hưởng tư tưởng của mẹ, nhưng sau rời bỏ và trở thành chủ soái của dòng văn học lãng mạn tích cực.
Tác phẩm chính : về thơ có các tập Lá thu (1831), Trừng phạt (1853), Mặc tưởng (1856) ; về tiểu thuyết có Nhà thờ Đức Bà Pa-ri (1831), Những người khốn khổ (1862) ; về kịch có Héc-na-ni (1830),…
2. Tiểu thuyết Những người khốn khổ :
Giăng Van-giăng là người lao động nghèo, bị khép tội tù khổ sai vì đã ăn cắp một cái bánh mì cho cháu. Ra tù, ông trở thành người tốt nhờ sự cảm hoá của Giám mục Mi-ri-en. Ông đổi tên là Ma-đơ-len, mở nhà máy, giàu có và trở thành thị trưởng. Nhưng ông luôn bị thanh tra Gia-ve nghi ngờ và theo dõi. Ông giúp đỡ Phăng-tin, tìm và nuôi Cô-dét, con gái Phăng-tin. Giăng Van-giăng còn cùng mọi người chiến đấu chống chính quyền tư sản. Ông cứu sống Ma-ri-uýt, người yêu của Cô-dét và tha chết cho Gia-ve. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, ông vun đắp cho tình yêu của Ma-ri-uýt với Cô-dét và cuối cùng chết trong cảnh cô đơn.
3. Đoạn trích Người cầm quyền khôi phục uy quyền thể hiện sự lên ngôi của cái Thiện, sự thảm bại của cái ác và khẳng định tấm lòng nhân đạo cao cả của V. Huy-gô đối với những con người khốn khổ.
4.Đọc hiểu
V. Huy-gô là nhà thơ, nhà tiểu thuyết, nhà soạn kịch lãng mạn nổi tiếng của Pháp. Sống trong một thế kỉ đầy những biến cố bão táp, V. Huy-gô trở thành “hiện thân của chủ nghĩa lãng mạn”, nhà văn của những khát vọng và yêu thương sâu xa nhất của con người. Bộ tiểu thuyết Những người khốn khổ được coi là một kiệt tác của văn chương lãng mạn, một bức thông điệp bày tỏ những mơ ước, khát vọng về một xã hội tốt đẹp, công bằng và yêu thương hơn.
Đoạn trích có thể được chia làm 3 phần :
Phần 1 (từ đầu đến rùng mình) : nêu bối cảnh câu chuyện và nỗi sợ hãi của Phăng-tin trước Gia-ve.
Phần 2 (tiếp theo đến tắc thở) : cảnh bắt Giăng Van-giăng và cái chết của Phăng-tin.
Phần 3 (đoạn còn lại) : thái độ và tâm trạng của Gia-ve và Giăng Van-giăng trước cái chết của Phăng-tin.
Trong đoạn trích, người đọc thấy có sự phân chia hai tuyến nhân vật khá rõ. Đối lập với một Gia-ve hung hãn, tàn ác là một Giăng Van-giăng cương nghị, kiên quyết. Khi quyết định ra tự thú cứu Săng-ma-chi-ơ, Giăng Van-giăng đã trở thành một kẻ tội phạm bị truy đuổi của Gia-ve nhưng ông vẫn hoàn toàn bình tĩnh. Trong khi Gia-ve “phá lên cười, cái cười ghê tởm phô ra tất cả hai hàm răng”, “nắm lấy cổ áo Giăng Van-giăng thì Giăng Van-giăng “không cố gỡ bàn tay hắn”. Trong khi người ta gọi Gia-ve là “ông thanh tra” thì Giăng Van-giăng chỉ gọi hắn với cái tên “Gia-ve”. Con người Giăng Van-giăng dường như không chịu bất cứ một sự uy hiếp nào. Đặc biệt, sau khi Phăng-tin chết, thái độ của Giăng Van-giăng đối với Gia-ve càng kiên quyết hơn. Ông “cậy bàn tay” Gia-ve như “cậy bàn tay trẻ con”. Ông “lăm lăm cái thanh giường” và “nhìn Gia-ve trừng trừng”. Không chỉ vậy, lời nói của Giăng Van-giăng đầy nghiêm khắc : “’Tôi khuyên anh đừng quấy rầy tôi lúc này”. Lời khuyên nhưng đã hàm ý trong đó một sự đe dọa, phản kháng – một lời cảnh cáo của Giăng Van Giăng trước Giave. Có lẽ chính thái độ bình tĩnh và kiên quyết ấy của Giăng Van Giăng đã làm cho Giave run sợ. Một “ông thanh tra” được quyền bắt bớ đánh đập, đe doạ người khác lại bị một tên tù khổ sai uy hiếp. Đó cũng là sự chiến thắng của cái thiện đối với cái ác. Trong lời nói của Giăng Van-giăng, người đọc cảm nhận được vị thế kiêu hãnh ngạo nghễ của một “ông thị trưởng” của quyền lực chính nghĩa. Đây chính là hình ảnh của một “người cầm quyền” đã khôi phục được uy quyền của mình. Kẻ thuộc hạ dưới trướng của Giăng Van-giăng cuối cùng cũng phải run sợ, cúi đầu.
Ở đoạn trích, người đọc cũng thấy đối lập với một Gia-ve hung ác là một Giăng Van-giăng giàu tình thương. Bỏ mặc sự đe doạ của Gia-ve, Giăng Van-giăng vẫn lo lắng và săn sóc cho Phăng-tin. Lời “cầu xin” của Giăng Van-giăng : “Xin ông thư cho ba ngày ! Ba ngày để đi tìm đứa con cho người đàn bà đáng thương kia ! Phải trả giá thế nào tôi cũng chịu. Nếu muốn, ông cứ đi kèm tôi cũng được” đã biểu hiện rõ tấm lòng yêu thương cao cả của ông. Tấm lòng cảm thông của Giăng Van-giăng trước hoàn cảnh đáng thương của Phăng-tin khiến người đọc cảm động. Đó là một nghĩa cử đẹp đẽ đáng trân trọng. Để rồi ngay chính Gia-ve cũng phải ngạc nhiên : “Á, à. Tốt thật ! Tốt thật đấy !”. Hành động của Giăng Van-giăng là sự toả sáng của tinh thần nhân văn cao cả. Trong khốn khổ hiểm nguy, lòng tốt và tình yêu thương của con người vẫn được “thăng hoa” rực rỡ.
Phăng-tin chết, Giăng Van-giăng “xót thương khôn tả”, ông “tì khuỷu tay lên thành giường, bàn tay đỡ lấy trán”… Ông ngồi yên lặng, “chẳng nghĩ đến điều gì trên đời này nữa”. Lời nói thì thầm của Giăng Van-giăng có ý nghĩa sâu xa. Người ta không rõ ông nói gì với Phăng-tin. Chỉ biết sau lời nói ấy người ta thấy xuất hiện “một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”. Khuôn mặt Phăng-tin ánh lên một sự thanh thản, giống như là mãn nguyện hạnh phúc. Nụ cười của Phăng-tin là điểm sáng của tác phẩm. Nó làm mờ đi những tăm tối hà khắc, những hung ác bạo ngược. Đó cũng là nụ cười của niềm tin lạc quan và khát vọng chiến thắng không gì dập tắt. Lời thì thầm của Giăng Van-giăng có thể là lời hứa tìm lại đứa con cho Phăng-tin, hay có thể là một viễn cảnh tương lai tươi sáng được mở ra. Dẫu thế nào, người đọc cũng cảm thấy một niềm hạnh phúc lan toả đánh thức tâm hồn người ta. Phăng-tin đi vào cõi chết những cũng chính là đi vào “bầu ánh sáng vĩ đại” – sự giải thoát khỏi đau khổ, hạnh phúc để bước vào sự đổi thay của thế giới, sự chiến thắng của tinh thần nhân văn bất diệt. Đó cũng là bức thông điệp đẹp đẽ của chủ nghĩa lãng mạn Vích-to Huy-gô trong tác phẩm.
Phăng-tin chết, Giăng Van-giăng “xót thương khôn tả”, ông “tì khuỷu tay lên thành giường, bàn tay đỡ lấy trán”… Ông ngồi yên lặng, “chẳng nghĩ đến điều gì trên đời này nữa”. Lời nói thì thầm của Giăng Van-giăng có ý nghĩa sâu xa. Người ta không rõ ông nói gì với Phăng-tin. Chỉ biết sau lời nói ấy người ta thấy xuất hiện “một nụ cười không sao tả được hiện trên đôi môi nhợt nhạt và trong đôi mắt xa xăm, đầy ngỡ ngàng của chị khi đi vào cõi chết”. Khuôn mặt Phăng-tin ánh lên một sự thanh thản, giống như là mãn nguyện hạnh phúc. Nụ cười của Phăng-tin là điểm sáng của tác phẩm. Nó làm mờ đi những tăm tối hà khắc, những hung ác bạo ngược. Đó cũng là nụ cười của niềm tin lạc quan và khát vọng chiến thắng không gì dập tắt. Lời thì thầm của Giăng Van-giăng có thể là lời hứa tìm lại đứa con cho Phăng-tin, hay có thể là một viễn cảnh tương lai tươi sáng được mở ra. Dẫu thế nào, người đọc cũng cảm thấy một niềm hạnh phúc lan toả đánh thức tâm hồn người ta. Phăng-tin đi vào cõi chết những cũng chính là đi vào “bầu ánh sáng vĩ đại” – sự giải thoát khỏi đau khổ, hạnh phúc để bước vào sự đổi thay của thế giới, sự chiến thắng của tinh thần nhân văn bất diệt. Đó cũng là bức thông điệp đẹp đẽ của chủ nghĩa lãng mạn Vích-to Huy-gô trong tác phẩm.
*LIÊN HỆ
Có thể nói Những người khốn khổ là bản anh hùng ca ca ngợi nhân dân, là bản cáo trạng xã hội tư sản với cả một mạng lưới luật pháp, toà án, nhà tù, quân lính, cảnh sát, những kẻ giàu sang, những tên lưu manh,… Chính xã hội tư sản là nguyên nhân gây ra bao cảnh khổ trong nhân dân. Xã hội ấy hiện hình tập trung nhất trong bộ mặt gớm ghiếc và tâm hồn chai cứng của Gia-ve. Tác phẩm nêu rõ tình thương yêu chân chính chỉ có ở những con người nghèo khổ. Huy-gô băn khoăn tìm biện pháp để đem lại hạnh phúc cho những người khốn khổ. Tác phẩm bộc lộ quan điểm của nhà văn chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa xã hội không tưởng, kêu gọi người giàu giúp đỡ người nghèo và chủ trương dùng tình thương yêu để cải tạo con người, cải tạo cái ác. Trong Những người khốn khổ, Huy-gô đã phần nào nhận thức được những tư tưởng mạng nặng tính chất ảo tưởng của mình. Ông cảm thấy rõ sự rạn nứt của tư tưởng nhân văn bất bạo động và đã nhìn thấy một hướng giải quyết khác là làm cách mạng tiêu diệt trật tự xã hội cũ. Tuy sự chuyển biến trong tư tưởng Huy-gô chưa thật dứt khoát, hình ảnh Giăng Van-giăng yêu thương “tuyệt đối” vẫn bao trùm từ đầu đến cuối tác phẩm, nhưng cuộc chiến đấu hào hùng trên chiến luỹ của nhân dân lao động Pa-ri đã được nhà văn xây dựng thành những trang đẹp nhất trong bộ tiểu thuyết, đem lại cho độc giả niềm tin vào tương lai tươi sáng.