Nghị luận Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão - Văn mẫu lớp 10 - Viết bài tập làm văn lớp 10 - Những bài văn hay lớp 10
- Bài làm 1
Triều đại nhà Trần (1226-1400) là một mốc son chói lọi trong 4000 năm dựng nước và giữ nước của lịch sử dân tộc ta. Ba lần kháng chiến và đánh thắng quân xâm lược Nguyên – Mông, nhà Trần đã ghi vào pho sử vàng Đại Việt những chiến công Chương Dương, Hàm Tử, Bạch Đằng… bất tử. Khí thế hào hùng, oanh liệt của nhân dân ta và tướng sĩ đời Trần được các sử gia ngợi ca là “Hào khí Đông A”. Thơ văn đời Trần là tiếng nói của những anh hùng – thi sĩ dào dạt cảm hứng yêu nước mãnh liệt. “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn, “Thuật hoài” ( Tỏ lòng ) của Phạm Ngũ Lão, “Bạch Đằng giang phú” của Trương Hán Siêu.v.v… là những kiệt tác chứa chan tình yêu nước và niềm tự hào dân tộc. Phạm Ngũ Lão (1255-1320) là một danh tướng đời Trần, trăm trận trăm thắng, văn võ toàn tài. Tác phẩm của ông chỉ còn lại hai bài thơ chữ Hán: “Thuật hoài” và “Vãn Thượng tướng Quốc công Hưng Đạo Đại vương”. Bài thơ “Tỏ lòng” thể hiện niềm tự hào về chí nam nhi và khát vọng chiến công của người anh hùng khi Tổ quốc bị xâm lăng. Nó là bức chân dung tự hoạ của danh tướng Phạm Ngũ Lão. Hoành sóc giang san kháp kỉ thu Tam quân tì hổ khí thôn ngưu Nam nhi vị liễu công danh trái Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu. Cầm ngang ngọn giáo (hoành sóc) là một tư thế chiến đấu vô cùng hiên ngang dũng mãnh. Câu thơ “Hoàng sóc giang sơn kháp kỷ thu” là một câu thơ có hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, vừa mang tầm vóc không gian (giang sơn) vừa mang kích thước thời gian chiều dài lịch sử (kháp kỷ thu). Nó thể hiện tư thế người chiến sĩ thuở “bình Nguyên” ra trận hiên ngang, hào hùng như các dũng sĩ trong huyền thoại. Chủ nghĩa yêu nước được biểu hiện qua một vần thơ cổ kính trang nghiêm: cầm ngang ngọn giáo, xông pha trận mạc suốt mấy mùa thu để bảo vệ giang sơn yêu quý. Đội quân “Sát Thát” ra trận vô cùng đông đảo, trùng điệp (ba quân) với sức mạnh phi thường, mạnh như hổ báo (tỳ hổ) quyết đánh tan mọi kẻ thù xâm lược. Khí thế của đội quân ấy ào ào ra trận. Không một thế lực nào, kẻ thù nào có thể ngăn cản nổi. “Khí thôn Ngưu” nghĩa là khí thế, tráng chí nuốt sao Ngưu, làm át, làm lu mờ sao Ngưu trên bầu trời. Hoặc có thể hiểu : ba quân thế mạnh nuốt trôi trâu. Biện pháp tu từ thậm xưng sáng tạo nên một hình tượng thơ mang tầm vóc hoành tráng, vũ trụ: “Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu”. Hình ảnh ẩn dụ so sánh: “Tam quân tì hổ…” trong thơ Phạm Ngũ Lão rất độc đáo, không chỉ có sức biểu hiện sâu sắc sức mạnh vô địch của đội quân “Sát Thát” đánh đâu thắng đấy mà nó còn khơi nguồn cảm hứng thơ ca; tồn tại như một điển tích, một thi liệu sáng giá trong nền văn học dân tộc: -“Thuyền bè muôn đội; Tinh kỳ phấp phới Tỳ hổ ba quân, giáo gươm sáng chói…” (Bạch Đằng giang phú) Người chiến sĩ “bình Nguyên” mang theo một ước mơ cháy bỏng: khao khát lập chiến công để đền ơn vua, báo nợ nước. Thời đại anh hùng mới có khát vọng anh hùng! “Phá cường địch, báo hoàng ân” (Trần Quốc Toản) – “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” (Trần Thủ Độ). “…Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng” (Trần Quốc Tuấn)… Khát vọng ấy là biểu hiện rực rỡ những tấm lòng trung quân ái quốc của tướng sĩ, khi tầng lớp quý tộc đời Trần trong xu thế đi lên đang gánh vác sứ mệnh lịch sử trọng đại. Họ mơ ước và tự hào về những chiến tích hiển hách, về những võ công oanh liệt của mình có thể sánh ngang tầm sự nghiệp anh hùng của Vũ Hầu Gia Cát Lượng thời Tam Quốc. Hai câu cuối sử dụng một điển tích (Vũ Hầu) để nói về nợ công danh của nam nhi thời loạn lạc, giặc giã: “Công danh nam tử còn vương nợ Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu” “công danh” mà Phạm Ngũ Lão nói đến trong bài thơ là thứ công danh được làm nên bằng máu và tài thao lược, bằng tinh thần quả cảm và chiến công. Đó không phải là thứ “công danh” tầm thường, đậm màu sắc anh hùng cá nhân. Nợ công danh như một gánh nặng mà kẻ làm trai nguyện trả, nguyện đền bằng xương máu và lòng dũng cảm. Không chỉ “Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu”, mà tướng sĩ còn học tập binh thư, rèn luyện cung tên chiến mã, sẵn sàng chiến đấu “Khiến cho người người giỏi như Bàng Mông, nhà nhà đều là Hậu Nghệ có thể bêu được đầu Hốt Tất Liệt ở cửa Khuyết, làm rữa thịt Vân Nam Vương ở Cảo Nhai,…” để Tổ quốc Đại Việt được trường tồn bền vững: “Non sông nghìn thuở vững âu vàng” (Trần Nhân Tông). “Thuật hoài” được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt. Giọng thơ hùng tráng, mạnh mẽ. Ngôn ngữ thơ hàm súc, hình tượng kỳ vĩ, tráng lệ, giọng thơ hào hùng, trang nghiêm, mang phong vị anh hùng ca. Nó mãi mãi là khúc tráng ca của các anh hùng tướng sĩ đời Trần, sáng ngời “hào khí Đông-A”.
Bài làm 2
. Mở bài :
- Nhắc đến Phạm Ngũ Lão,chúng ta liền nhớ đến người anh hùng xuất thân ở tầng lớp bình dân,ngồi đa sọt mà lo việc nước.Về sau,chàng trai làng PHù Ủng ấy đã trở thành nhân vật lịch sử từng có công lớn trong kháng chiến chống quân NguyênMông,giữ địa vị cao ở đời Trần. - Phạm Ngũ Lão là người văn võ song toàn.Văn thơ của ông để lại không nhiều,nhưng Thuật hoài là bài thơ nổi tiếng hừng hực hào khí Đông A của lịch sử giai đoạn thế kỷ X đến XV.
II. Thân bài :
2.1. Hoàn cảnh sáng tác : Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1282 quân Nguyên đòi mượn đường đánh Chiêm Thành,nhưng thực ra định xâm lược nước ta.Trước tình hình ấy,vua Trần mở hội nghị Bình Than bàn kế hoạch đánh giặc.Sau đó,Phạm Ngũ Lão và một số vị tướng được cử lên biên ải phía Bắc đẻ trấn giữ đất nước.Hoàn cảnh lịch sử chắc chắn đã ảnh hưởng nhiều đến hào khí trong bài thơ. 2.2 Tựa đề: - Thuật có nghĩa là bầy tỏ , hoài là mang trong lòng .Thuật hoài nghĩa là bầy tỏ khát vọng , hoài bão. Đây là đề tài quen thuộc trong thơ cổ. Điều đáng chú ý của baìo thơ này ở chỗ người tỏ lòng là một vị tướng đang giữ trọng trách nặng nề nơi biên ải. 2.3 Hai câu đầu: - Câu 1 khắc hoạ hình ảnh người tráng sĩ qua tư thế và hành động .Hoành sóc nghĩa là cặp ngang ngọn giáo .Người trai càm giáo đã mấy thu sẵn sàng bảo vệ non sông đất nước . Tư thế ấy lại đặt trong không gian kỳ vĩ của giang san.Tất cả những chi tiết trên đã dựng lên bức chân dung oai phong lẫm liệt của người trai thời loạn. - Câu 2 là hình ảnh ba quân.Ngày xưa ,quân lính thường chia làm ba đội gọi là tiền quân , trung quan ,hậu quan.Vì thế , câu thơ nói đến ba quân là ca ngợi sức mạnh của toàn dân tộc . Tam quân tì hổ khí thôn Ngưu ,câu thơ có thể hiểu theo hai cách.Khí thôn Ngưu là khí thế nuốt được cả con trâu (chú giải của sách giáo khoa),cũng có thể hiểu là nuốt cả con ngưu.Cả hai cách hiểu đều nói đến khí thế mạnh mẽ của dân tộc . Đây là hình ảnh ước lệ quen thuộc thường gặp trong thơ cổ nhưng đặt trong hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm ,hình ảnh này lại gợi lên những cảm xúc chân thực vì phản ảnh hào khí của thời đại. - Hai câu thơ là hai hình ảnh bổ sung vẻ đẹp cho nhau.Thời đại hào hùng tạo nên những con người anh hùng , ngược lại mỗi cá nhân đóng góp sức mạnh làm nên hào khí của thời đại.Câu thơ bộc lộ niềm tự hào của tác giả về quân đội của mình , về con người và thời đại của mình.Tác giả nói về chính mình vừa nói tiếng nói cho cả thế hệ. 2.4 Hai câu sau: - Đến đây bài thơ mới bầy tỏ hoài bão của nhân vật trữ tình . Đó là lập công danh nam tử, tức là công danh của đấng làm trai theo lý tưởng phong kiến .Người xưa quan niệm ,làm trai là phải có sự nghiệp và danh tiếng để lại muôn đời .Chí làm trai được coi là món nợ phải trả của đấng nam nhi .Phạm Ngũ Lão đã bầy tỏ khát vọng được đóng góp cho đất nước , xứng đáng là kẻ làm trai .Khát vọng thật đẹp và cao cả. - Nhưng thật bất ngờ , câu kết bài thơ lại là nỗi thẹn: Tu thính nhân gian thuyết Vũ Hầu (Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu) Vũ Hầu là Gia Cát Lượng , quân sư nổi tiếng đã giúp Lưu Bị khôi phục nhà Hán.Phạm Ngũ Lão thẹn vì thấy mình tài giỏi như Vũ Hầu để lập công giúp nước . Đây là nỗi thẹn cao cả , cái thẹn làm nên nhân cách .Vì sao? Phạm Ngũ Lão là người có công lớn trong sự nghiệp bảo vệ đất nước , đặc biệt trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên – Mông.Vậy mà ông vẫn còn cảm thấy mình vương nợ với đời , còn phải thẹn lhi nghe thuyết Vũ Hầu . Điều đó nói nên khát vọng muốn đóng góp nhiều hơn cho đất nước. - Nếu hai câu đầu của bài thơ khắc hoạ chân dung người trai Đại Việt với vẻ đẹp oai phong bao năm bền bỉ bảo vệ đất nước thì hai cau sau bộc lộ chí lớn và cái tâm cao cả của người tráng sĩ.
III. Kết luận: - Bài thơ súc tích , ít lời nhưng đã nói nên lí tưởng nhân sinh của kẻ làm trai: lập công danh không phải chỉ để vinh thân vì phì gia,mà vì đan tộc ;khi đã có công danh , còn phải phấn đấu vươn lên không ngừng.
Home » Văn Mẫu »
Văn Mẫu Lớp 10
» Nghị luận Tỏ lòng của Phạm Ngũ Lão - Văn mẫu lớp 10 - Viết bài tập làm văn lớp 10 - Những bài văn hay lớp 10
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)