Sáng sơm nó online thật sớm cập nhật tin tức bạn bè trên FB và Google plus đối với Nó niềm vui là được nhìn thấy mỗi thứ tốt đẹp vào mỗi buổi sáng. Cuộc sống hiện tại của Nó là được online mỗi ngày kiếm thật nhiều tiền cho bản thân cho gia đình của Nó, đã từ lâu rồi nó quên rằng Nó còn có gia đình của Nó, ở quê nhà có Mẹ già hằng ngày chờ mong con gái út về thăm mà Nó có bao giờ sắp xếp ngày cuối tuần về thăm được. Nó cứ viện đủ cái lý do để mà né tránh không muốn về thăm, mặc dù Mẹ nói rằng :
– Thôi đừng về chi con à, để dành tiền xăng xe cộ này nọ, mỗi lần mày về tao sợ quá đường xá xa xôi.
Mỗi lần về quê nó không muốn đi tý nào, đi đường xa mẹ lo lắng, con gái mà chạy đường trường hơn 3h đồng hồ trên QL. Nhưng bấy nhiêu đó có thấm vào đâu, gần đấy có hơn 100KM không quá khó khăn nhưng Nó có cái tính tự ái, khi trong túi không có nhiều tiền là không về quê cứ chui rút vào xó xỉnh nào đó mà ngồi và suy nghĩ thật lâu. Nó là như thế, rất ngoan trong mắt Mẹ và cha là niềm tự hào của cả nhà, càng tự hào nó càng cảm thấy phải phấn đấu nhiều hơn với cái tự hào ấy. Đã từ lâu không biết lúc nào Nó trở nên lỳ lợm và tạo cho mình một cái vỏ ốc chui vào mỗi khi gặp chuyện, im lặng đến phát sợ cho bản thân của Nó. Sau mỗi vấp ngã Nó tự đứng lên và đi tiếp, là con gái hay cười nhiều nhưng cũng hay khóc nhiều, có lẽ khi còn nhỏ đòn roi của cha mẹ đã thấm vào não của Nó 1 phần ngàn lần rồi. Lúc nhỏ lỳ lắm mỗi lần như thế chỉ có ăn cây là mới nên thân, bị phạt 10 cây chỉ mới 3 cây là dọt chạy mất xác rồi. Nhiều lúc sống xa quê xa nhà, Nó bị vấp ngã Nó làm sai muốn ăn cây roi mây của Cha ghê gớm mà có được đâu, chẳng nhẽ bay hơn 3h xe máy về nhà và nói rằng “Hãy đập cho con gái của cha tỉnh ra cha nhé, con lại làm sai nữa rồi”. Muốn lắm chứ, nhưng có bao giờ muốn là làm được ngay, Nó sống tình cảm nhưng chưa bao giờ nói rằng “Con yêu cha nhất, con thương mẹ nhất”, Nó chỉ có hành động mà thôi. Nó chỉ dám dùng lời lẽ văn vẻ câu cú của nó thể hiện qua từng trang giấy, từng cái BLOG mà thôi.
Đã còn chỉ hơn 3 tuần nữa là đến tết Âm lịch, tính đến lúc này Nó về nhà lần cuối cùng cách nay 4 tháng rồi đấy. Quê Tiền Giang cách Sài Gòn không bao xa mà Nó cũng không về nhà thật là hư quá. Bất chợt hôm nay nó đọc được bài viết trên báo vnexprees.net có bài viết của bạn ấy về Mẹ, Mẹ đã mất cách nay 49 ngày. Viết về mẹ Nó rất quan tâm, đọc hết bài Nó rớt giọt nước trong lòng thầm nghĩ. Nó thì sao Nó có thực sự quan tâm Mẹ nó chưa, Mẹ đã hơn 50 tuổi gần 60 tuổi mà Nó chưa làm gì ra trò và chưa thực sự quan tâm nhiều đến Mẹ của Nó, sau này mai kia đây Mẹ già mẹ bệnh tật rồi sao Nó quan tâm có ít gì rồi trở thành bù đắp à, Nó vô tâm quá Nó cảm giác ân hận lắm. Nó tự ngồi đây và suy ngẫm ngồi gõ từng dòng này, Nó bỏ qua mọi thứ đang diễn ra công việc dở dang để mà trách móc bản thân. Một ngày dành ra 30 phút cuối tuần gọi điện thoại về hỏi thăm Mẹ và Cha liệu đã đủ hay chưa? Về nhà thăm hỏi và gửi tiền cho Mẹ mà đi lên SG trong vội vã, mà lâu lắm mới về nhà 1 lần mà phải đi ngay. Nó đang khóc vì nhớ gia đình nhớ tới Mẹ nó và tự an ủi Mẹ sẽ tha thứ cho Nó mà, hãy hành động cho mẹ thấy Nó giỏi Nó sẽ làm được để không sai lầm này cứ nối tiếp sai lầm khác nữa.
Ps: Thương Mẹ và Cha. 10.1.2013
Trích bài viết của bạn Vũ
Vậy là năm 2012 qua đi rồi, hôm nay tròn 49 ngày mẹ mất. Không ngủ được, mình không khóc mà nước mắt cứ rơi, như có ai đang bóp vào trái tim. Tự nhiên muốn viết cái gì đó. Mình muốn viết không phải vì muốn ai thương hại, mà viết cho chính bản thân mình, sám hối trước vong linh mẹ. Mình viết cho những đứa con đã và đang có mẹ hãy biết trân trọng những gì mình có, đừng như mình, mất đi rồi mới hối hận thì đã muộn mất.
Khi mẹ còn sống, mình là đứa con cực kỳ vô tâm, có lẽ cái thói ích kỷ của bản thân nó che lấp đi cái tình cảm mình dành cho mẹ. Cuộc sống xa nhà từ bé đã tạo cho mình thói quen tự do và cái tôi cá nhân quá lớn. Không biết từ bao giờ sự vô cảm và vô tâm ăn sâu vào mình. Nó cứ lớn dần.
Ngày mới lên Hà Nội, mình háo hức khám phá mảnh đất ồn ào và bon chen này mà quên đi những lời mẹ dặn: “Con à, lên Hà Nội rồi, ăn uống, học hành phải điều độ. Con chưa va vấp với cuộc đời đầy cạm bẫy này, có những thứ con phải biết giữ mình. Nhà mình là dân lao động, phải biết tiết kiệm, đừng đua đòi theo bạn bè mà hư hỏng. Con dù có lớn bao nhiêu đi chăng nữa thì với mẹ con cũng vẫn là cún con bé bỏng của mẹ thôi, cún à”.
Mình dạ dạ vâng vâng nhưng rồi bỏ ngoài tai tất cả. Mình lao vào cuộc sống xô bồ đầy những thứ đam mê mà không dứt ra được. Một trong những nguyên nhân mình trượt đại học: game online. Mình đâu có nhận ra như kẻ say rượu có bao giờ biết mình say, học hành cứ như xuống dốc không phanh. Nhưng mẹ vẫn kiên trì nhẫn nại khuyên răn mình, nhưng thằng con hư hỏng này của mẹ đâu có nhận ra.
Giang sơn dễ đổi nhưng bản tính khó dời, nó có mảy may thay đối chút nào đâu. Rồi ngày mẹ nó ốm về Hà Nội chữa bệnh, nó đưa mẹ đi như một trách nhiệm của bất cứ người con nào chứ nó có thương mẹ đâu. Nó chỉ muốn mẹ nhanh nhanh chóng chóng về để được tự do mà chơi bời. Hài thật đấy, là mẹ nó đấy. Nó đâu có nghĩ rằng sau những vất vả cuộc sống mẹ nó cần được nghỉ ngơi, được thảnh thơi đầu óc, được nó dẫn đi đây đi đó.
Mẹ nó có những tâm sự mà không biết phải chia sẻ với ai, nhà không có con gái, em nó thì còn bé bỏng quá, nó đâu thèm để ý đâu, nó đang còn bận tâm xem nhân vật trong game lên cấp bao nhiêu rồi, có đi chiến trường chưa? Mẹ nó buồn lắm. Mỗi lần về Hà Nội mẹ muốn mẹ đi làm tóc, nó dẫn mẹ đi có lệ vậy để mẹ ở quán là nó phóng đi chơi. Nó đâu biết mẹ thèm được một lời động viên của con trai: hôm nay mẹ đẹp thế, mẹ trẻ ra mấy tuổi.
Nhưng nó có ở đấy đâu. Ngày mẹ sang Lào nó cảm thấy như thoát được gánh nặng, nó đưa mẹ nhanh ra xe, nó đâu có để ý đến ánh mắt buồn da diết của mẹ. Chắc có lẽ khi nó chào mẹ ráo hoảnh rồi quay lưng vội vã, mẹ buông tiếng thở dài lặng lẽ.
Ngày còn sống, mẹ thích hoa hồng Hà Nội lắm, hay thủ thỉ dặn nó, khi nào rảnh con dậy sớm ra chợ hoa mua hoa hồng gửi sang cho mẹ với, mẹ cắm hoa trang trí nhà con nhé. Nó vâng dạ rồi để đấy. Nó có thể thức 5h sáng để đi đá bóng nhưng tầm ấy mà thức dậy để đi mua hoa thì không thể.
Buồn cười thật, nó ước: thời gian quay trở lại nó sẽ bỏ bóng đá để sáng nào cũng có thể dậy mua hoa cho mẹ, nhưng mẹ nó “đi rồi” thì ước làm sao đây? Có cảm tưởng nó như mấy ông cán bộ khi nhận khuyết điểm: Tôi đã sai và xin sửa chữa nhưng rồi đâu lại vào đấy. Sai lầm của nó được đánh đổi bằng chính mạng sống của mẹ, giờ nó làm sao để sửa chữa đây?
24 năm về nhà chồng, có lẽ mẹ nó chưa ngừng vất vả ngày nào cả. Nó vẫn nhớ mẹ kể gia đình nó vào Nam ra Bắc để mưu sinh khi nó còn đỏ hỏn, rồi bận bố sốt rét rừng vì đi xẻ gỗ, một mình mẹ cáng đáng cả gia đình: vừa chăm bố ốm, vừa chăm con thơ, vừa đi hái điều, gia đình có 500đ tiền gạo một ngày, nước mắm là hòa lấy muối, rau là rau muống dại. Khi có tiếng kẹo kéo mẹ phải bế con ra bờ sông trốn vì sợ con đòi mà mẹ không có tiền mua.
Rồi khi con ốm mẹ là người thức thâu đêm suốt sáng để trông con. Ngày qua Lào với hai bàn tay trắng, mẹ phải đi dọn vệ sinh cho nhà người ta nhưng mẹ vẫn cười, mẹ bảo: Hạnh phúc lớn nhất của mẹ là hai thằng con ngoan ngoãn học hành giỏi, nhưng nó học hành có giỏi gì đâu, nó cũng chơi bời lêu lổng. Ngày lên Hà Nội nó chỉ quan tâm xem mẹ có gửi tiền về cho nó đúng ngày không? Không được là nó cau có khó chịu, nó đâu có biết mẹ chắt bóp từng đồng từng hào để nuôi nó, “cung phụng” nó.
50 tuổi, đáng lẽ ra mẹ nó phải được nghỉ ngơi rồi chứ. Nhưng vì thương con nên cứ cố mãi cố mãi, rồi mất nơi đất khách quê người, có kịp dặn dò gì cho nó. Cái tối mẹ mất, nó còn đi đá bóng đấy chứ, nó có biết mẹ mất đâu. Ở bên này nó vẫn cười nói vô tư đâu có biết rằng người mẹ của nó đã ra đi chẳng bao giờ quay lại nữa.
Cuộc sống vẫn cứ tiếp diễn, mẹ mất rồi, nó bơ vơ lạc lõng giữa cõi đời này. Giờ nó thèm một món ăn ai sẽ nấu cho nó ăn đây? Nó thèm trong giấc ngủ có mẹ xoa đầu xoa lưng cho ngủ như ngày còn bé, nhưng khi khó khăn vấp ngã làm gì còn mẹ nâng dậy như trước đây. Ký ức như một cuốn phim quay chậm đang hiện về trong nó, nó bất lực không thể níu kéo được lại nữa. Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi.
Hoài niệm về mẹ
Rating: 4.5
Diposkan Oleh: Unknown