“Một lần chạm nhẹ bằng ngàn lời” – Harol Bloomfield
Khi con gái út của tôi, Bernadette, được 10 tuổi, tôi nhận thấy mình bắt đầu lo lắng về cháu. Bốn năm vừa qua thật là những năm tháng khó khăn cho gia đình tôi. Bernadette đặc biệt rất thân với ông bà, ông bà hết mực thương yêu cháu. Thế mà hai ông bà lần lượt qua đời trong một thời gian ngắn.
Một loạt những mất mát nối tiếp nhau như vậy để lại những khoảng thời gian đau buồn khó vượt qua của bất kỳ ai, nhất là với một đứa bé. Riêng đối với con gái tôi lại càng khó khăn hơn vì bản chất cháu rất nhạy cảm và thương yêu người khác. Đến năm lên 10 thì cháu chìm đắm trong trạng thái mà ta gọi là trầm cảm.
Gần một năm trời cháu hiếm khi mỉm cười. Nó thờ ơ lặng lẽ đi qua cuộc sống. Ánh sáng trong nó tắt dần một cách đáng sợ.
Tôi không biết phải làm gì nữa. Nó cũng nhận ra là tôi lo lắng, và dường như điều đó càng tạo thêm gánh nặng khiến cho nó càng chìm trong trầm cảm. Một hôm trong lúc con gái đi học, tôi ngồi và ngẫm nghĩ. Gia đình tôi vẫn có thói quen ôm nhau. Khi còn nhỏ, cha mẹ tôi, ông bà, cô chú bác đều rất mau mắn nồng nhiệt ôm chầm lấy lũ trẻ con chúng tôi để tỏ lòng thương yêu. Kể từ khi tôi xa cha mẹ, những lúc có vấn đề đè nặng tâm trí, tôi tưởng tượng đang ngồi trong lòng bố tôi và hỏi ý kiến Người. Lần này cũng vậy, tôi thầm hỏi người cha đã khuất trong bóng tối của tôi:
“-Bố ơi con phải làm sao để giúp con gái vui vẻ trở lại đây?”
Tôi suýt bật cười to lên khi tôi chợt nhớ đến một điều, mới đây tôi dã đọc về những tác dụng “trị liệu” của động tác ôm lấy trẻ con. Liệu ”liệu pháp ôm chầm” có giúp con gái tôi tốt hơn không?
Không còn biết phải làm gì khác nữa, tôi quyết định thường xuyên ôm lấy cháu mỗi khi có thể mà không tỏ ra mình đang cố tình ô
Dần dần trong những tuần sau đó, con gái tôi dường như vui vẻ hơn. Nụ cười bắt đầu xuất hiện nhiều hơn – nụ cười thật sự làm sống động đôi mắt, làn môi. Nó bắt đầu làm việc và vui chơi nồng nhiệt hơn. Ít tháng sau tôi đã chiến thắng.
Tôi chưa bao giờ kể cho con gái tôi nghe về “chiến thuật ôm” của tôi, nhưng nó vẫn nhận thức rõ rệt những cái ôm quan trọng biết nhường nào. Bất kỳ khi nào cháu cảm thấy bối rối, bất an, là cháu đòi tôi ôm lấy nó. Hoặc khi cháu thấy tôi có vẻ buồn hoặc căng thẳng, thì cháu bảo:
-Hình như mẹ đang cần được ôm.
Và cứ như thế một động tác có chủ định trở thành một thói quen.
Năm tháng trôi qua, ôm lấy nhau đã trở thành một động tác an ủi, cổ vũ nhau dễ dàng giữa hai mẹ con tôi. Đến lúc tôi không hề nghĩ có ngày nó sẽ trở thành vấn đề. Những ngày nọ lúc chọn trường đại học, chúng tôi nhận ra là chúng tôi phải sống xa nhau vì cháu chọn trường ở rất xa nhà của chúng tôi.
Một tuần trước khi rời nhà, chúng tôi tổ chức một tiệc sinh nhật nhỏ cho tôi. Con gái nói nó đã nghĩ ra một món quà rất tuyệt – nó bí mật đi mua sắm và ở trong phòng riêng suốt để chuẩn bị món quà tặng tôi.
Vào ngày sinh nhật tôi nó tặng tôi một gói quà được gói giấy thật đẹp. Vẻ bối rối cháu bảo tôi là cháu mong tôi không xem đó là món quà thật lẩm cẩm.
Tôi mở phong bì mà cháu đưa chung với gói quà, và thấy bản phô tô của một truyện ngắn mà cháu bảo tôi đọc lên. Đó là bài: “ÔNG CHÁNH ÁN ÔM CHẦM” đã từng được đăng trong “món ăn tinh thần dành cho trẻ em”. Nó lắng nghe tôi đọc câu chuyện kể về Shapiro, một ông chánh án về hưu đã đề nghị ôm lấy bất kỳ ai cần được ôm. Ông đã sáng tạo ra một ‘BỘ ÔM”gồm những hình dán trên ngực áo, ông tặng mọi người và đổi lấy một cái ôm. Cuối cùng ông cũng trải qua cuộc thử nghiệm chính mình khi người bạn dẫn ông đến một nhà nuôi dưỡng dành cho những người bị khuyết tật, nơi mà ông thấy những người vô cùng cần một cái ôm ấm áp tình người. Vào cuối cái ngày đi thăm đầy trắc ẩn đó, ông đối diện với một người không có khả năng làm gì hết, ngoại trừ ngồi đó miệng chảy dầy nước dãi. Sau khi ông bắt mình phải ôm con người lẻ loi ấy thì bệnh nhân đã mỉm cười lần đầu tiên sau 23 năm. Câu chuyện kết thúc với câu: ”Tạo sự đổi thay trong đời sống người khác đơn giản biết bao.”
Đọc xong câu chuyện lòng tôi xúc động vô cùng. Tôi quay sang gỡ tờ giấy gói món quà. Nhìn thấy nó, nước mắt tôi chảy dài trên má. Đó là 1 cái hộp trong, cao, được dán nhãn sáng loá”NHỮNG CÁI ÔM” và bên trong đầy những cái gối ôm thêu tay nhỏ xíu xíu hình quả tim.
Bây giờ con gái đã ở xa. Nhưng mỗi khi nhìn vào cái hộp đầy gối đó, tôi lại cảm thấy cháu vừa ôm lấy tôi xong.
Có những gia đình truyền lại thế hệ mai sau một di sản về tài sản giàu có, hoặc tiếng tăm lừng lẫy. Riêng tôi vẫn nhớ tầm quan trọng những cái ôm ấm áp của bố tôi và tôi nghĩ có thể truyền sang con, cháu động tác thương yêu đơn giản và vị tha này đơn giản nhưng vẫn đủ mạnh để chúc phúc cho gia đình chúng tôi!