Kênh Chia sẻ Tổng Hợp, Học Ngữ Văn, Soạn Văn,Viết văn... Kiến Thức Internet...( HocNguVan.Com )

Phân tích các nhân vật nữ trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài và "Vợ nhặt" của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam


                       Người phụ nữ  Việt Nam với vẻ đẹp kiêu hãnh trong suốt trường kì lịch sử của dân tộc luôn là đề tài mà nhà văn hướng tới để ca ngợi,khám phá. Trong các tác phẩm văn học Việt Nam được giảng dạy trong nhà trường thì "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài và "Vợ nhặt" của Kim Lân, đã đem lại cho người đọc những cảm nhận mới về vẻ đẹp ấy.







                     Trong các tác phẩm này,nổi bật lên hình tượng ba người phụ nữ qua ba số phận khác nhau. Mị trong "Vợ chồng A Phủ" là người con gái dân tộc H'Mông,với số phận nghiệt ngã,là con dâu gạt nợ của nhà thống lí Pá Tra là nạn nhân của chế độ cường quyền và thần quyền. Bà cụ Tứ và người vợ nhặt trong "Vợ nhặt" của Kim Lân là những số phận vật vờ trong nạn đói khủng khiếp 1945, nạn đói do chế độ thúc dân phong kiến gây ra.
           Mị là người con gái đẹp về cả hình thể lẫn tâm hồn, có tài thổi sáo, có sức khoẻ để làm nương làm rẫy, nghĩa là có đủ điều kiện để có hạnh phúc riêng tư. Nhưng món nợ truyền kiếp từ thời cha của Mị vay nhà thống lí Pá Tra, sau nhiều năm tháng đã trở thành món nợ không thể trả nổi, khiến người cha không còn cách nào khác là gạt nước mắt và giấu đi niềm đau, chịu điều kiện mà nhà thống lí Pá Tra đưa ra là để cho Mị trở thành con dâu gạt nợ. Con dâu gạt nợ trong nhà thống lí Pá Tra chẳng khác gì người làm thuê, làm mướn, chỉ có điều là Mị phải làm mướn cho gia đình này mãi mãi,cho tới khi chết và mang danh là con dâu nhưng chẳng có chút hạnh phúc nào,chẳng bao giờ được người mà Mị phải gọi là chồng ấy đoái hoài tới.Hạnh phúc riêng tư của Mị bị bóp chết ngay khi tuổi xuân đang mơn mởn. Mòn mỏi trong nhà thống lí,Mị trở nên lầm lũi như con rùa nuôi trong xó cửa,lại luôn phải ở trong căn buồng mà chỉ có một lỗ vuông bắng bàn tay "trông ra không biết là sương hay là nắng,chỉ thấy trăng trắng một màu". Thận phận của Mị chẳng khác gì con trâu ,con ngựa trong gia đình nhà thống lí Pá Tra. Nhưng bên trong con người lầm lũi không nói, không cười ấy là một sức mạnh tiềm ẩn, một sự khát khao đổi đời. Rồi thời cơ đến khi tận mắt chứng kiến cảnh gia đình thống lí hành hạ A Phủ,chỉ vì anh ta để hổ bắt mất bò. A phủ bị trói đứng giữa sân,không cơm ăn,nước uống, sợi dây trói cứ thít dần số phận con người cùng khổ ấy, cái chết cứ hiện dần. Mị đã liên tưởng tới số phận mình và đã thức tỉnh bằng hành động cắt dây trói cứu A Phủ. Cứu A Phủ cũng là Mị tự cứu mình, MỊ cắt dây trói vô hình ràng buộc số phận với gia đình thống lí để sau đó chạy trốn cùng A Phủ. Hành động của Mị trước hết là hành động tự phát nhưng có ý nghĩa sâu sắc để dẫn tới việc hai người sẽ đua nhau đến Phiềng Sa,nơi đó cách mạng sẽ giải phóng cho những người dân miền núi. Nơi đó những con người  đói khổ quằn quại trước đây, đang tự mình xây dựng lại cuộc đời và hạnh phúc của mình. Hành động tự phát và đã chuyển sang tự giác đấu tranh, đòi quyền được sống, quyền được làm người và quyền được hưởng hạnh phúc. Vẻ đẹp của Mị là vẻ đẹp của sự vùng lên,của sự bất khuất.
        Trong "Vợ nhặt" của Kim Lân, hình ảnh bà cụ Tứ hiện lên với vẻ đẹp bao dung, nhân hậu. là người mẹ, bà luôn lo cho con, luôn nghĩ tới hạnh phúc của con, nhưng ngặt nỗi nghèo khiến bà không thể dựng vợ cho con trai như những gia đình khác. Sự bao dung,nhân hậu ấy thể hiện qua việc bà vui vẻ chấp nhận cô con dâu và đối xử rất mức văn hoá đối với người đàn bà mà Tràng-con bà dẫn về và giới thiệu với bà đó là vợ mình.Một hoàn cảnh có thể có thể gọi là éo le mà có thể dẫn tới nhiều cách xử lí khác nhau,nhưng bà cụ tứ đã chọn con đường lí tưởng nhất là hi sinh tất cả vì con,mong muốn con hạnh phúc. Bà vun đắp vào mối tình không xin, không cưới ấy. bà động viên an ủi cả hai vợ chồng theo đạo nghĩa tình đời của văn hoá Việt Nam và luôn có niềm tin vào sự đổi đời, vào tương lai tươi sáng. Cách ứng xử như vậy mang tính chất mẫu mực của của người mẹ. Hạnh phúc riêng của Tràng bà không lo cho được thì khi con đưa vơh về , dù cho đó chỉ là vợ nhặt trong hoàn cảnh đặc biệt, khi mà cái đói,cái nghèo,kèm theo cái chết đang rình rập tất cả thì bà đã giang  rộng cánh tay của tình mẫu tử,chấp nhận cuuw mang,chăm sóc tất cả. Nếu không có sự độ lượng mà ở đây là sự ban ơn, phát phước thì số phân của người vợ nhặt chắc chắn sẽ có một kết cục bi đát. Trong đói nghèo,tình thương đã liên kết lại mọi người với nhau. Bà cụ Tứ hài lòng với cô con dâu, anh cu Tràng vui vì cuộc sống của anh đã sang trang, còn người vợ nhặt thì cũng cảm thấy yên lọng,ấm dạ.
           Người đàn bà trong "Vợ nhặt" không có tên, hệt như thân phận trôi nổi trong cơn đói nghèo,cùng  cực ấy.Chắc chắn người đàn bà ấy cũng thoát thai từ những người lao động, cho nên khi chiếc xe bò của Tràng chở nặng cần người giúp để đẩy qua dốc thì người đàn bà ấy sẵn sàng,hiển nhiên là mong muốn được trả công, trả công bằng một bữa ăn.Một bữa ăn trong buổi đói nghèo là vô cùng quý giá. Nhưng Tràng là người vô tâm,quên mất lời hứa của mình để đến lần gặp sau ,khi cơn đoi đã bóc gần hết những thớ thịt trên người đàn bà ấy,để phô ra một bộ dạng thảm hại thì Tràng vẫn vui vẻ nhận lỗi và sửa lỗi.Việc người đàn bà ấy đánh một chặp hết bốn bát bánh đúc không phải là tham ăn mà chính là đòi hỏi cấp thiết của cơn đói lâu ngày.Người đàn bà ấy đã nhận lời về làm vợ của Tràng, cho dù trong thâm tâm của Tràng đó chỉ là một lời nói đùa chứ không phải thật. Ở đây tác giả cũng hé ra, cho thấy là Tràng cũng khát khao hạnh phúc và cũng như những người đang khát khao yêu. Tràng đã nhận ra trong người đàn bà ấy là nửa thứ hai của mình. Họ đến với nhau như là một sự sắp đặt của số phận,của duyên trời.Người đàn bà nhận lời không phải vì Tràng giàu,cho dù anh ta có chỉ vào túi của mình mà nói "rích bố cu". Điều khiến người đàn bà ấy nhận lời về làm vợ trước hết là sự thật thà toát lên từ con người,từ lời nói,hành đông và việc làm của Tràng.Người đàn bà ấy đã nhận ra  ở Tràng những phẩm chất cần có cho cuộc đời mình,cho hạnh phúc của mình.Trong đói nghèo họ nhận ra vẻ đẹp của nhau và thấy cần phải có nhau,cần nương tựa vào nhau. Khi bước vào nhà Tràng,ngôi nhà cũng nghèo nàn như chính chủ nhân của nó, thì người đàn bà ấy lại rất mực lễ phép,chỉ đứng đầu giường mà không giám ngồi và chào hỏi bà cụ Tứ rất mực thân mật và lễ phép. Người đàn bà ấy đã đem lại cho ngôi nhà những điều mới mẻ: "Sân vườn hôm nay đều được quét tước,thu dọn sạch sẽ,gọn gàng". Người đàn bà ấy đã tự tìm cho mình hạnh phúc và đã ý thức được hạnh phúc mà mình có được cũng như mình cần bảo vệ. Đấy chính là vẻ đẹp mà Kim Lân đã tạo ra ở người đàn bà này.
         Ba người đàn bà,ba số phận khác nhau nhưng ở họ toát lên vẻ đẹp trong tâm hồn cũng như những việc làm của họ.đó là những phẩm chất đáng quý,qua họ ta thấy thêm phần nào những vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.

                       Ba hình tượng phụ nữ trong hai tác phẩm đều mang lại cho người đọc những ấn tượng rõ ràng về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.Đó là vẻ đẹp cần nâng niu và trân trọng. Qua họ ta càng hiểu thêm về cuộc sống,số phân của những người phụ nữ trong một thời lịch sử đã qua.




                                                                Vi Hạnh




Chúc các bạn học tập thật tốt, đặc biệt là môn ngữ văn !
Phân tích các nhân vật nữ trong "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài và "Vợ nhặt" của Kim Lân để làm nổi bật vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam Rating: 4.5 Diposkan Oleh: Unknown