Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:
"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"
(Tương tư-Nguyễn Bính)
"Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đầu núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về"
(Việt Bắc-Tố Hữu)
Tình yêu là đề tài muôn thuở của văn chương, là loại tình cảm đặc biệt trong tâm hồn mỗi con người. Sự sống của tình yêu là nỗi nhớ. Nỗi nhớ trong tình yêu cũng đa sắc thái, nhiều cung bậc. Những sắc thái và cung bậc ấy được thể hiện rất đẹp qua hai trích đoạn trong "Tương tư" của Nguyễn Bính và "Việt Bắc" của Tố Hữu. Nguyễn Bính thì bày tỏ nỗi nhớ nhung trong tình yêu đôi lứa,Tố Hữu thì bày tỏ nỗi niềm da diết,khôn nguôi với quê hương cách mạng biết bao nghĩa tình.
Nguyễn Bính là một trong những nhà thơ tiêu biểu của phong trào thơ mới(1932-1945).Trong thơ mới có một dòng "Thơ quê" với bộ tứ Anh Thơ,Bàng Bá Lân,Đoàn Văn Cừ và Nguyễn Bính, nhưng mỗi người một vẻ tạo nên nét đẹp hoàn mĩ cho "thơ quê". Anh Thơ là nữ sĩ của cảnh quê, Đoàn Văn Cừ là thi sĩ của nếp quê, Bàng Bá Lân là thi sĩ của đời quê, còn Nguyễn Bính-thi sĩ của hồn quê. Hồn quê ấy hoà quyện từ nội dung đến hình thức,từ giọng điệu đến lời nói, lối nói khiến thơ Nguyễn Bính vừa là tiếng nói của thời đại mới lại vừa như của ngàn xưa.
Cũng như các nhà thơ lãng mạn cùng thời,Nguyễn Bính say mê với đề tài tình yêu, nhưng tình yêu trong thơ Nguyễn Bính có một lối nói riêng. Cái tôi trong thơ Nguyễn Bính không nổi lên mà tan hoà vào không gian đồng quê bằng biện pháp ẩn dụ nhân hoá từ trong ca dao:
"Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người
Gió mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng"
Đây là đoạn mở đầu của bài thơ, Ngườ con trai đa tình, chân thành thú nhận nỗi nhớ tương tư. Anh có mối quan hệ sâu sắc với làng mạc quê hương.Từng lời,từng chữ,cách nói,lối nói mang đậm chất thơ ca dân gian: Thôn Đoài, thôn Đông,một người,chín nhớ mười mong...nói chuyện thôn Đoài nhớ thôn Đông là nói chuyện một người nhớ một người.Dùng lối diễn đạt ước lệ để giãi bày niềm thương nỗi nhớ dâng đầy- giống như trong ca dao:
"Nhớ ai bổi hổi bồi hồi
Như đứng đống lửa như ngồi đống than"
hoặc:
"Nhớ ai ra ngẩn vào ngơ
Nhớ ai,ai nhớ,bây giờ nhớ ai"
Tuừ nỗi nhớ người yêu luôn thường trực,cháy bỏng trong lòng,cái tôi trữ tình suy ngẫm,liên tưởng,nhận diện nỗi nhớ.Người ta thường nói nỗi nhớ là sự sống của tình yêu,còn Nguyễn Bính thì qui kết thành "bệnh". Cái bệnh kinh niên sinh ra từ tâm lí con người, không ai nói mình yêu mà không nhớ,nhớ mà không yêu.yêu là nhớ,đó là quy luật. quy luật của lòng người cũng như quy luật của tự nhiên: "Gió mưa là bệnh của giời/ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng". Trời đất không thể không có gió mưa, sống không thể :
"không nhớ không thương một kẻ nào'
-Xuân Diệu-
một sự thừa nhận thành thật,ý vị khẳng định tính tất yếu của thiên nhiên cũng như của tình yêu,của lòng người.
Về nghệ thuật nhà thơ sử dụng các hình ảnh sóng đôi: Đông-Đoài,gió-mưa,tôi-nàng...tô đậm khát vọng lứa đôi. Thể thơ lục bát với các hình thức diễn đạt,cách dùng địa danh quen thuộc của ca dao dân ca khiến đoạn thơ có vẻ dung dị,duyên dáng dễ đi vào lòng người. Chất "chân quê" của hồn thơ Nguyễn Bính được thể hiện rất tài tình,khiến người ta đọc lên cứ ngỡ là ca dao chứ không phải thơ hiện đại,và mọi người đều mượn nó để noi hộ lòng mình. Đó chẳng phải là những câu thơ bất hủ đó sao!
Như trên đã nói,tình yêu trong mỗi con người à cảm xúc tuyệt vời,nỗi nhớ trong tình yêu cũng đa sắc thái,nhiều cung bậc.Nếu Nguyễn Bính giãi bày nỗi nhớ trong tình yêu đôi lúa thì Tố Hữu trong đoạn thơ này lại diễn tả niềm da diết khôn nguôi với Việt Bắc-Quê hương cách mang biết bao nghĩa tình:
"Nhớ gì như nhớ người yêu
Trăng lên đỉnh núi nắng chiều lưng nương
Nhớ từng bản khói cùng sương
Sớm khuya bếp lửa người thương đi về"
suốt mười lăm năm "Từ khi kháng Nhật thuở còn Việt Minh" cho đến lúc khi cuộc kháng Pháp thắng lợi,cán bộ,chiến sĩ cách mạng đã gắn bó cùng đồng bào Việt Bắc đánh giặc "Bát cơm chấm muối mối thù nặng vai... Bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng", nay chiến thắng trở về xuôi làm sao có thể quên những kỉ niệm sâu nặng như thế!
Tố hữu đã diễn tả nỗi niềm thương hớ day dứt,khôn nguôi của kẻ đi người ở cũng thường trực da diết như trong nỗi nhớ của tình yêu vậy. Nhưng nỗi nhớ không dành riêng cho một đối tượng mà nỗi nhớ dành chung cho tất cả đồng bào và thiên nhiên Việt Bắc. Nỗi nhớ giăng mắc khắp không gian,lung linh bao kỷ niệm: Nhớ những đêm trăng treo trên đầu núi, những buổi chiều toả nắng rộng khắp trên nương, những bản làng mờ ảo trong sương khói,đặc biệt là bóng dáng của 'người thương đi về"quây quần bên bếp lửa mỗi đêm đông. Cảnh-người quyện hoà thanh bình,êm ả,ấm áp.
Nhà thơ phải là người từng đi,từng ở, từng gắn bó máu thịt với mảnh đất ấy mới chắt lọc được những câu thơ dìu dặt,đẹp như khúc hát đồng quê như thế. Nhớ bởi vì: "Nơi nao qua lòng lại chẳng yêu thương"
và vì:
"Khi ta ở chỉ là nơi đất ở
Khi ta đi đất đã hoá tâm hồn"
-Chế Lan Viên-
Việt Bắc không đơn thuần chỉ là khu căn cứ cách mạng,nơi ấy còn là mảnh đất anh hùng, nghĩa tình sâu nặng đã hoá vào tâm hồn nhà thơ thành lời đòng vọng da diết,khôn nguôi của cái tôi trữ tình và của tất cả những người tham gia cách mạng.
Cả bài thơ "Việt Bắc" tác giả sử dụng thể thơ lục bát cùng lối nói tự nhiên, dung dị gần với lời nói của đồng bào dân tộc nên rất dễ hiểu,dễ nhớ, dễ thuộc và dễ đi vào lòng người.bốn câu thơ, ba từ nhớ nhấn mạnh,tô đậm thêm nỗi nhớ với mảnh đất tâm hồn, với những người "đồng mình"
Hai đoạn trích giống nhau là đều vận dụng hình thức thơ ca dân tộc để diễn tả nỗi nhớ nhung,đi từ nguồn mạch dân tộc nên cho nên giọng điệu tha thiết, ngọt ngào,sâu lắng. Hình ảnh thơ quen thuộc,gần gũi với cảnh sắc thiên nhiên của đất nước,với tâm hồn Việt. Sử dụng điệp ngữ,cách ví von thật điêu luyện.
Tuy nhiên, hai trích đoạn cũng có cái khác biệt.Ngườ thì bộc bạch lòng mình trong nỗi nhớ tình yêu đôi lứa, người thì mượn tình yêu đôi lưa để bày tỏ lòng mình với quê hương, đát nước,con người. Đó là những sắc thái tình yêu thật đẹp trong tâm hồn mỗi nhà thơ.
Thơ là tiếng lòng,mỗi khi rung động trước thiên nhiên,đất nước,con người, tiếng thơ ấy lại cất lên tiếng hát của tâm hồn làm xúc động biết bao người đọc. Cảm ơn nhà thơ Nguyễn Bính, Tố Hữu đã đem đến cho độc giả những trang thơ dạt dào cảm xúc làm ta có cái nhìn mới về những cung bậc của nỗi nhớ.
Vi Hạnh
Đây là kết cấu bài làm phân tích,cảm nhận hai đoạn thơ theo đáp án của Bộ GDĐT. chúc các bạn sẽ đạt điểm 8,9 trong kỳ thi đại học sắp tới!
Home » Đại Học - Cao Đẳng »
Học Tập »
Nghị luận văn học »
Ngữ Văn »
Văn Mẫu
» ÔN THI ĐH-CẢM NHẬN VỀ HAI ĐOẠN THƠ
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)