Kênh Chia sẻ Tổng Hợp, Học Ngữ Văn, Soạn Văn,Viết văn... Kiến Thức Internet...( HocNguVan.Com )

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI-ÔN THI TN,CĐ,ĐH - Nhà thơ Tố Hữu viết: .... Hãy trình bày hiểu biết của mình và liên hệ lẽ sống của thanh niên hiện nay.

Nhà thơ Tố Hữu viết:
        "...Nếu là con chim,chiếc lá
        Thì con chim phải biết hót,chiếc lá phải xanh
        Lẽ nào vay mà không có trả
        Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình..."
Anh/chị hiểu ý thơ trên như thế nào? hãy trình bày hiểu biết của mình và liên hệ lẽ sống của thanh niên hiện nay.

I, yêu cầu của đề
-nội dung:làm rõ được nội của ý thơ về vấn đề lẽ sống: vay-trả; cho-nhận. lẽ sống ấy đối lập với lớp trẻ hiện nay như thế nào?
-Phương pháp lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận.
-Tư liệu:Đời sống thực tế, sách báo.


II, Dàn ý chi tiết

                                       Mở bài
            "...Nếu là con chim,chiếc lá
             Thì con chim phải biết hót, chiếc lá phải xanh
             Lẽ nào vay mà không có trả
              Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình..."
   
Những câu thơ trên được nhà thơ Tố Hữu viết vào những năn 80 của thế kỷ trước, nhưng tính triết lý của nó cho tơi hôm nay vẫn còn nguyên giá trị.đó là lẽ sống đẹp,lẽ sống đẹp phải biết trả,biết cho,lẽ náo chỉ biết vay biết nhận? Nhiều thế hệ cha anh chúng ta đã sống rất đẹp trong những năm tháng đất nước có chiến tranh và cả thời bình, vậy trong xã hội văn minh, hiện đại ngày nay lớp trẻ đã sống như thế nào?

                            Thân bài

* Thế nào là lẽ sống:
-Lẽ sống là hành động ứng xử giữa người và người; Giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cá nhân với đất nước.
_Lẽ sống đẹ p là sống có ước mơ,lý tưởng có trí thức, có văn hoá, có nhân cách. Đặc biệt sống phải biết cống hiến, hiến dâng.
-Nói về lẽ sống, nhà thơ Tố Hữu đã có những giả định và so sánh ngầm:
+Nếu là con chim, chiếc lá thì con chim phải biết hót,chiếc lá phải xanh. Giả định và khẳng định: Con chim sinh ra để biết hót, mang lại tiếng hót hay cho đời và chiếc lá khong thể không xanh tươi, và hương sắc cho cảnh vật.
+Là con chim, chiếc lá còn biết sống có ích cho đời, lẽ nào con người sống chỉ biết cho mình.
+Sống chỉ biết vay mà không biết trả, chỉ biết nhận mà không biết trả, đó là lối sống ích kỷ,thấp hèn.
=> Qua bốn câu thơ TỐ Hữu muốn nói cùng bạn đọc về lẽ sống : Vay phải biết trả, sống phải biết cho rồi hãy nhận. Đừng sống chỉ biết nhận mà không biết cho,sống như thế là sống hèn,tầm thường,ích kỷ.
*Thế nào là vay-trả,cho-nhận?
-"Vay" không cùng nghĩa với từ vay mượn, vay ở đây có nghĩa là chúng ta đang thừa hưởng những thành quả mà người đi trước để lại, hay người khác đem lại. Lẽ nào chúng ta lại không biết ơn và phải là được điều gì đó để trả ơn? Biết hành động đúng,biết tiếp tục xây dưng và bảo vệ thành quả là biết tri ân, uống nước nhớ nguồn. Đó chính là điều ta đã biết "trả'.(dẫn chứng".
-Biết trả cho đời những  gì mà ta đã đượcnhận, thì cũng có nghĩa là ta đã biết 'cho"-cho đi những gì ta có(tình cảm , vật chất)cống hiến và san sẻ cho gia đình,ông bà cha mẹ ,cho cộng đồng cho đát nước những gì tinh tuý tốt đẹp nhất của đời ta(dẫn chứng.
-Những người sống đẹp,cho rồi mới biết nhận . Sống vì mọi người lẽ nào mọi người không vì mình?(mình vì mọi người,mọi người vì mình).Lẽ đời cho và nhận cũng rất công bằng, trừ khi chính thói ích kỷ ,tầm thường của con người vù dập nó.
  +Trong cuộc kháng chiến vệ quốc của dân tộc,biết bao thanh niên đã sống vì lý tưởng trả-vay đó như Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Tri Phương, Lý Tự Trọng, Nguyễn Thị Minh Khai, Võ Thị Sáu, Nguyễn VĂn Trỗi, Lê Mã Lương, Đặng Thuỳ trâm...
+Trong thời bình:chính người cầm súng ngoài mặt trận khi trở về,họ lại trở thành những người anh hùng lao động trên mặt trận sản xuất, biết bao thương binh tàn mà không phế.
+Những doanh nhân, họ không cjhir suy nghĩ làm giàu cho cá nhân, cho gia đình của họ,mà cái lớn hơn là làm giàu cho nhân dân, làm giàu cho đất nước,...
*Lẽ sống của thanh niên ngày nay
-Bên cạnh bao thanh niên ngày đêm miệt mài bên trang sách,học tập và nghiên cứu nhằm đưa kiến thức vào thực tiễn,sáng tạo ra nhiều của cải,vật chất cống hiến cho con người,cho xã hội,thì một bộ phận không nhỏ học sinh,sinh viên,thanh niên hiện nay lại ôm một lý tưởng khác:sống là để hưởng thụ.
-Họ sinh ra từ những gia đình giàu có hoặc có chức quyền,họ được chiều chuộng,được sống quá no đủ trong vật chất,không màng đến học tập,lười lao động,không lý tưởng,ước mơ. với họ sống là để hưởng thụ: Đến vũ trường,đi picnic, tìm đến các nàng 'tiên nâu', "tiên trắng"...
-Họ có thể sinh ra từ những gia đình bình thường,nhưng lười học tập,lười lao động, đua đòi, ăn chơi,sinh ra trộm cắp,cướp giật...
=> Đó là lối sống hèn nhát,tầm thường,ích kỉ,xấu xa, cần phải lên án.
 Cần tuyên dương những tấm gương chăm chỉ học tập,lấy đó làm gương mà học tâp,noi theo.
                                           
                                              kết bài
-khẳng định lại ý nghĩa của những câu thơ của Tố Hữu là đúng đắn: sống biết vay-trả,cho-nhận là lẽ sống đẹp,được mọi người tôn trọng,yêu quý, tôn trọng.
-Là học sinh,là tahnh niên của thế kỷ 21 phải bồi dưỡng cho mình lẽ sống đẹp,ra sức học tập để xây dựng đất nước thêm giàu đẹp,sao cho nước ta sẽ "sánh vai cùng các cường quốc Năm Châu".
-Liên hệ bản thân.


                                                                                               Tác giả:                Vi Hạnh


        văn nghị luận xã hội rất muôn sắc màu và đề tài,đây là một đề để làm ví dụ các bạn đọc tham khảo về cách làm. chúc các bạn học tốt môn ngữ văn.