"Vợ chồng A Phủ " là truyện ngắn đặc sắc nhất trong tập "Truyện Tây Bắc" của TÔ Hoài, viết sau năm 1953 sau chuyến đi thực tế của ông . Một trng những thành công của truyện ngắn "Vợ chồng A Phủ" là nghệ thuật miêu tả tâm lí và sự biến đổi số phận nhân vật. Nếu như vọng tự do của Mị ở đêm tình mùa xuân năm trước chưa thực hiện được thì trong đêm đông lạnh giá này, Mị quyết định cắt dây trói cứu A Phủ và giải phóng cho cả chính mình. Đây là bước đột biến quyết liệt đã làm thay đổi cuộc đời của Mị.
Xây dựng nhân vật Mị, Tô Hoài luôn đặt nhân vật trog hoàn cảnh đối lập, giữa hoàn cảnh và nội tâm; giữa ngoại hình và số phận để từ đó đem đén cho người đọc những bất ngờ trong cách giải quyết, không chỉ hợp lý mà còn đạt tới mức logic.Nhà văn miêu tả thật sauu sắc, tinh tế diễn biến tâm trangj của Mị, tù một con người bị vùi xuống tận đáy của sự trầm cảm, vô vọng, giờ đây bỗng vụt lớn dậy trong tinh thần, quyết "tháo cuĩ xổ lồng" , giải phóng cho cả đồng loại và cho catr chính mình.
Từ sau cái đêm tình mùa xuân nghiệt ngã ấy, Mị càng trở nên vô hồn, vô cảm, vô vọng. dường như mối giao cảm giữa Mị với cuộc sống bên ngoài từ ngày đó chỉ còn thu hẹp qua vuông cửa sổ chỉ bằng bàn tay trong căn buồng u tối ấy. Ý thức làm người của Mị bị cha con Thống lý làm tê liệt tới mức Mị chỉ còn là cái bóng lãng quên đi dĩ vãng, không gắn bó với hiện tại, chẳng thiết tha tương lai.
cuộc đời Mị có lẽ cứ thế tiếp diễn chưa biết đến khi nào nếu như không có sự xuất hiện của A Phủ. A Phủ cũng giống như Mị, là đứa ở trừ nợ , bị cướp đoạt mọi quyền, tứ cố vô thân, hội tụ tất cả mọi khổ đau, cay cực của người nông dân miền núi. A phủ lại bị cha con thống lí trói đứng vào cột giữa những ngày Hồng Ngài rét buốt, có sương muối và bị bỏ đói khát. Chính nỗi bất hạnh của A phủ, chính sự tần nhẫn, độc ác của cha con thống lí Pá Tra đã làm thức dậy tinh thần phản kháng của người đàn bà yếu đuối tưởng như không còn sức sống này.
dêm mùa đông trên núi cao thường dài và lạnh. Mị sẽ buồn đến chết mất nếu không có cái bếp lửa làm bạn. dù sao trong sự vô vọng của MỊ vẫn còn chập chờn hình ảnh một ngọn lửa, nó níu kéo để sự vô vọng không bị lùa đi đến tuyệt cùng. Một đêm Mị dậy sưởi lửa biết bao nhiêu lần, a Sử đi chơi về muộn thấy Mị ngồi sưởi lửa, A Sử đánh Mị cũng mặc kệ, biểu hiện ấy là tâm lý của một con người đã quá bị chai sạn, chai lỳ đến bất cần. cho nên tâm trạng của Mị rất thờ ơ, nguội lạnh, băng giá trước A Phủ, vì vậy dù thấy A Phủ bị trói đứng đó suốt 2 đêm rồi cũng không có gì lạ. Mị thản nhiên ngồi sưởi lửa và nghĩ : "nếu A Phủ là cái xác chết đứng đó cũng thế thôi", " thân phận của tất cả nững người làm trong cái nhà này đều thế cả thôi". điều này khiến ta phải rùng mình trước một số phận bị đoạ đày, dập vùi tới mức cực đoan.
Chính tình huống A Phủ bị trói đứng trong đêm mùa đông là một sự kiện làm thức tỉnh ý thức giải phóng trong Mị. lại một đêm nữa Mị trở dậy sưởi lửa như bao hôm khác, ngọn lửa bùng lên cùng lúc , Mị lé mắt tông sang thấy hai mắt A Phủ mở trừng trừng mới biết A Phủ còn sống, "một dòng nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại". đây là chi tiết đầu mối cảu sự đột biến trong tâm lý của MỊ.Tô hoài tỏ ra rất am hiểu những chuyển biến kỳ diệu trong tâm lý của người phụ nữ. chính dong nước mắt của người đàn ông đã vốn mạnh mẽ, ưa mạo hiểm, không biết sợ ai đang ở trong tư thế bất lực,tuyệt vọng như một lời cầu cứu,như một lời cảnh bó làm thức tỉnh cõi lòng của MỊ cả quá khứ- hiện tại- tương lai. MỊ chợt nhớ lại năm trước, Mị cũng bị A Sử trói đứng trong cái nhà này, khóc nước mắt chảy xuống không lau được, đaiu đớn, bất lực khác gì A Phủ bây giờ. rồi MỊ lại nghĩ tới người đàn bà đời trước cũng bị cái nhà này trói đứng cho dén chết, chết đau, chết đói, chết rét. rồi MỊ nghĩ tới hiện tại, và người kia- A Phủ chỉ đêm mai nữa thôi là cũng phải chết thôi "chết đau, chết đói, chết rét, phải chết'. Mị tự độc thoại nôi tâm mình, suy nghẫm, xâu chuỗi những sự việc, những con người cùng khổ và nhận ra kẻ đã chèn ép,áp bức, làm khổ mình "chúng nó thật độc ác"
Từ việc nhận ra kẻ đã áp bức mình thì MỊ đã đi đến hành động. trái tim đầy thương tích của Mị bỗng thấy thương người, thương thân dẫn Mị tới hành động quyết liệt cắt dây trói cứu A Phủ. tuy nhiên trước khi hành động trong Mị cũng phảng phất điều mà trước đó Mị chưa từng nghĩ tới: "cứu được A Phủ rồi ngày mai mnhf sẽ ra sao?' " mình sẽ phải trói thay và chết thay cho A phủ?". Nghĩ thế nhưng Mị không thấy sợ, vẫn quyết định rút dao cắt dây trói cứu A Phủ. A Phủ quật sức vùng chạy, Mị đứng lặng trong bóng tối nhìn chiếc cột bỏ không, hoảng hốt, bàng hoàng chợt nhận ra sự nổi loạn của mình. với bản năng sợ hãi của con người, Mị vụt chạy theo A Phủ và thổn thức " A Phủ cho tôi đi, ở đây thì chết mất".
tình uống diễn ra thật bất ngờ, tự nhiên nhưng vẫn rất loogic, phù hợp với sự phat triển tính cách cuả nhân vật mà trước đó đã từng có khát vong tự do mãnh liệt tromg đêm tình mùa xuân năm trước. hành động cắt dây trói cứu A Phủ của Mị là hành động cắt đứt, đoạn tuyệt vơi quá khứ khổ đau của hai người. như chim xổ lồng, họ băng xuống dốc núi, bay về phía tự do. không như Chị Dậu trong 'Tắt đèn' của Ngô Tất Tố, chị Dậu bơi trong tiền đồ tối đen như mực, không lối thoát; không như 'Chí Phèo' của Nam Cao , rút dao giết chết kẻ thù rồi tự kết liễu đời mình, trong ngõ cùng bế tắc nhất , ý thức sống đã hoá thành hành đông phản kháng quyết liệt, táo bạo, Mị vùng lên chống lại cường quyền, chống lại mọi sự áp bức, càh đạp, lăng nhục, vật háo con con người để cứu lấy cuộc đời mình, giành lại hạnh phúc mà Mị đã bị cướp đoạt và A Phủ đã từng khao khát.
"Vợ chồng A Phủ là câu truyện về nững người lao động ở vùng cao Tây Bắc, Tô HOài đã thể hiện con người và cuộc sống ở đó một cách chân thực và sinh đọng trên quan điểm giai cấp và tinh thần nhân đạo. Nhà văn lên án, tố cáo những thế lực thực dân, phong kiến miền núi đã áp bức, đạo đày, cướp ddaotj quyền sống, quyền hạnh phúc cảu họ. khi viết về họ, nhất là nhân vật Mị, nhà văn rất biện chứng trong việc miêu tả tâm lí,diễn biến tâm trạng, những nghịch lý, những mâu thuẫn trong tam hồn nhân vật để đạt được những bất ngờ thú vị. Nhân vật MỊ mang những tư tưởng nhân văn, nhân đạo của tác phẩm và khát vọng giải phóng con người của nhà văn.
hết
các bạn có thể đọc tham khảo, chúc các bạn học tốt môn ngữ văn để chuẩn bị thật tốt cho kỳ thi TN,DDH sắp tới. good luck
Home » Học Tập »
Nghị luận văn học »
Ngữ Văn »
Văn Mẫu »
Văn Mẫu Lớp 12
» Anh/chị hãy phân tích tâm trạng và hành động cắt dây cởi trói cứu A Phủ của Mị trong đêm mùa đông( "VỢ chồng A Phủ"-Tô Hoài). - Đề ôn luyện thi đại học