(Quoc.name.vn) Biên tập Làng quê xin sưu tầm những bài viết số 3 lớp 9 hay. Chúc các bạn học tốt thi tốt.
Những Bài Văn Hay, Văn Mẫu Lớp 9 Bài Viết số 2
Bài viết số 3 lớp 9 đề 1: Hãy kể về 1 lần trót xem nhật ký của bạn
Bài làm
Bài làm
Tôi vẫn còn nhớ,từ ngày đầu tiên đến trường tôi đã được ba mẹ dạy rằng"Nhà trường,lớp học là mái nhà thứ hai và tất cả những thành viên trong lớp học đều là người trong gia đình" câu nói này đã ghi sâu vào tiềm thức của tôi.Cho đến bây giờ,khi tôi đang học năm cuối cấp hai.Trong ngăn kí ức của tôi,chắc chắn tôi sẽ quên đi nhiều thứ,nhưng tôi sẽ không bao giờ quên được một lần tôi trót xem nhật kí của Nga.Nga là cô bạn thân của tôi từ hồi còn bé nên tôi rất hiểu tính Nga.Vừa dễ mến vừa khoan dung,độ lượng lại còn rất được lòng các bạn trong lớp.
Trong một buổi sáng chủ nhật đẹp trời,tung tăng trên vỉa hè vừa đi vừa hát trên tay cầm mấy quyển sách mà tôi mới vừa mua định mang sang cho Nga cùng đọc vì sở dĩ hai đứa có cùng sở thích.Như thường lệ tôi biết chắc hôm nay ba mẹ Nga không có nhà nên vừa bước vào cổng,tôi vừa cười vừa nhìn quanh vừa kêu to:
-Lép ơi!Mình đến rồi!
Lép là cái biệt danh thân quen mà tôi vẫn gọi Nga thường ngày.Từ sau nhà,tiếng dép lạch cạch cung với giọng nói của Nga vang lên:
-Ừ!Tớ đây!Vào nhà đi chờ tớ một lát,đang rửa bát!
Tôi chạy ào lại phòng Nga,nằm dài trên chiếc giường đầy gấu bông của bạn ấy.Đưa mắt nhìn quanh một lượt tôi bật dậy,lại góc học tập của Nga.Là bạn rất thân nên chúng tôi thích đọc sách như nhau,nhất là truyện tranh.Kệ sách của Nga đủ các loại đến nỗi đầy kín cả.Tôi đang lựa cho mình một quyển sách ưng ý nhưng sao quanh đi quẩn lại tìm chẳng thấy.Đang loay hoay thì tôi thấy một khe hở nhỏ cạnh kệ sách,vốn dĩ bản tính hay tò mò nên tôi bèn thò tay vào lấy ra xem thử.Thì rút ra được một cuốn sổ.Lúc này mắt tôi bỗng sáng bừng lên khi thấy một cuốn sổ được trang trí rất đẹp mắt,xinh xắn và trông thật dễ thương.Trên mặt cuốn sổ còn được ghi dòng chữ"Những dòng tâm sự của tôi".Ôi không đây là nhật kí của Nga.Tôi nghĩ thầm và định để vào chỗ cũ,nhưng sao lại cứ ngập ngừng,tôi...hình như tôi muốn biết thêm về Nga...tôi muốn biết xem Nga ghi những gì?Tôi không kiềm chế được đôi tay mình và đã mở nó ra.Tôi biết hành động như thế này là đã xâm phạm đời tư cá nhân của Nga nhưng sao tôi lại không kìm được đôi mắt mình,không kìm được sự tò mò của bản thân."Trời ơi! Lẽ nào cuộc sống của Nga là như vậy?".Bỗng tôi giật bắn mình,Nga đang đứng ngay trước mặt tôi,Nga hét lên:
-Bạn...bạn thật là quá đáng!
Thời gian ngay lúc này đây trong tưởng tượng của tôi cứ như nó đang tạm ngừng...ngừng lại để đếm từng nhịp tim,hơi thở của cả hai.Chợt đâu đó,một cơn gió thoáng qua nhè nhẹ từ khung cửa sổ kế bên làm tóc tôi bay,gió như đang muốn xoa dịu đi cái không khí căng thẳng lúc này.Mọi vật như cũng đã đứng yên,ngay lúc này tôi cảm nhận được nhịp đập trái tim của Nga...hình như...nó cũng đang giận dữ.Tay tôi run cầm cập,cuốn nhật kí như nặng hơn rơi bộp xuống đất vì đôi tay của tôi không còn một chút sức lực nào nữa,tôi đứng trân trân,bất động,không nói được lời nào.Ánh mắt Nga lúc này sáng bừng lên nhìn thoáng qua có thể cảm nhận biết đó là một ánh mắt tức giận...nhưng...tôi nhìn kĩ và thấy được ẩn chứa bên trong là sự yếu đuối.Ánh mắt như đang muốn khóc...nó cứ rưng rưng..làm lòng tôi thêm nặng trĩu.Lúc đó,nét mặt Nga đỏ bừng lên,như đang ngại ngùng điều gì đó...Chắc tôi sẽ không bao giờ quên được ánh mắt rưng rưng,đôi môi run lẩy bẩy đầy tức giận của Nga lúc đấy.Tôi vụt chạy đi như thể để trốn tránh ánh mắt ấy,mà lòng nặng trĩu...Tôi có cảm giác như đường về hôm nay xa hơn.Cứ chạy mãi...chạy mãi mà chân tay cứ mỗi lúc một nặng hơn...
Từ lúc quen nhau đến giờ,tôi và Nga đã cùng nhau trải qua bao nhiêu là chuyện vui buồn nhưng...đó là lần đầu tiên tôi thấy Nga giận dữ với tôi như vậy.Tôi chạy,chạy như có ai đó đang đuổi theo mình-là ánh mắt ấy.Tôi muốn khóc quá.Tôi rất sợ,sợ sự giân dữ mà Nga đã ném cho tôi,sợ cả chính việc mà mình vừa làm.Về đến nhà,tôi đóng sập cửa phòng mình lại,thở hổn hển như một kẻ ăn trộm vừa bị rượt bắt,bần thần ngồi xuống ghế,tôi tự trách mình tại sao lại làm như vậy?Tại sao tôi lại không thể chiến thắng nổi sự tò mò của chính mình?...Tại sao?...Tôi buồn bực quăng cả chồng sách xuống đất,vậy là tiêu tan ý định khai trương mấy quyển sách mới,Sự xấu hổ và hối hận làm tôi day dứt không yên.
Tối hôm đó,tôi nằm trên giường mà lòng cứ day dứt mãi,trằn trọc không thể nào chợp mắt được.Tôi thầm ước...ước gì chuyện đó chưa bao giờ xảy ra và ngày mai tôi lại có thể cùng Nga vui vẻ đến lớp.Tôi suy nghĩ miên man,nhớ lại những trang nhật kí viết trong nước mắt của lép tôi buồn.Làm sao có thể tưởng tượng được rằng gia đình Lép không hề hạnh phúc,suốt ngày Lép phải nghe những trân cãi vã của bố mẹ mình.Tôi không tin vào những gì mình đã đọc,càng nghĩ tôi lại càng thấy thương Lép hơn.Lúc này,trong đầu tôi tưởng tượng ra hình bóng của Lép cô đơn và buồn bã trong căn nhà lớn.Vậy mà lâu nay tôi cứ tưởng mình hiểu về Lép rõ lắm.Tôi muốn chia sẻ cùng Lép,muốn an ủi và làm hòa với Nga.Giờ tôi mới hiểu,mới biết Lép đúng là một cô bé cá tính,tự tin và đầy nghị lực sống.Mọi ngày qua lại với Lép thường xuyên nhưng chính sự tự tin,bản lĩnh và nghị lực của Lép đã lấp đi những nỗi buồn của Lép đến nỗi chính tôi cũng không thể nào nhận ra.Nhưng tôi lo Nga vẫn trách móc,vẫn giận tôi và Nga sẽ chẳng bao giờ nói với tôi một lời nào cả bởi tôi đã vô tình xen vào bí mật đau buồn mà Nga hằng cất giữ trong sâu thẳm trái tim mình lâu nay không hề chia sẻ tâm sự với ai.Cứ thế,suốt cả một đêm,tôi không sao thoát khỏi sự ăn năn,day dứt...
Sáng hôm sau,tôi quyết định sẽ nói lời xin lỗi với Nga.Tôi đi học sớm hơn thường ngày,đứng chờ Nga dưới gốc cây đầu đường nơi mà chúng tôi vẫn thường hẹn nhau cùng đi học.Vừa đứng ngóng về phía Nga tôi vừa tự nhủ lòng lấy hết can đảm để giải thích cho Nga hiểu.Nga đang từ từ rảo bước đến gần tôi,đứng đối diện với tôi nét mặt Nga khác hẳn mọi ngày,im lặng,nghiêm khắc nhìn tôi rồi bước đi tiếp không một lời chào hỏi.Tôi bồn chồn,quay lưng lại,chưa biết nên làm gì.Chạy thất nhanh về phía Nga,tôi nắm lấy tay Nga nhìn thẳng vào mặt cậu ấy nói khẽ:
-Lép ơi!Cho mình xin lỗi nha!Mình...không cố ý làm vậy đâu mà.
Nga nhìn tôi với nét mặt buồn,nói nhỏ:
-Những gì cậu đã đọc,đừng nói với ai nha! giữ bí mật giúp mình.
Tôi cười khì:
-Được mà.
Rồi Nga cười,tôi biết lúc đó Nga đã tha lỗi cho tôi.Mọi nỗi buồn lúc đầu tan biến đi đâu mất.Tôi và Nga vẫn nói cười vui vẻ như ngày nào.
Trông kìa!những chú chim bay lượn trước mắt chúng tôi như đang múa hát ríu ron,nắng dường như cũng ấm áp hơn ban đầu để sưởi ấm chúng tôi hay đang sưởi ấm tình bạn thân thiết này.Giớ thì như đang chọc ghẹo mấy chị hoa cỏ dại bên đường,cứ thổi mãi...thổi mãi.Tất cả..tất cả như đang chúc mừng,vui vẻ vì tôi và Nga đã thân mật như xưa.
Vừa nói cười vui vẻ với Nga tôi vừa thầm nghĩ về những điều mà tôi đã lén đọc được trong quyển nhật kí của Nga.Như thể nhắc với tôi rằng tôi chưa bao giờ hiểu được người bạn thân,những biểu hiện bên ngoài không thể nói lên được phẩm chất bên trong của một con người.Tôi tự nhủ với bản thân mình rằng từ nay nên quan tâm,chia sẻ,tâm sự với Nga nhiều hơn để phần nào vơi đi được nỗi cô đơn,tủi thân của Nga.
Tuy đó là một lần sai phạm nhưng cũng từ đó tôi mới rút ra được một bài học đáng quý,đáng nhớ cho bản thân mình:"không nên xâm phạm đời tư cá nhân của người khác,ai cũng có những bí mật cần phải giấu kín,không thể chia sẻ với người khác.
Bài viết số 3 lớp 9 đề 2: Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò truyện với người lính lái xe trong bài thơ về tiểu dội xe không kính của phạm tiến duật.viết bài văn vế cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó
Bài làm
Bài làm
Tôi vừa đưa chiếc xe đạp vào khoảng sân hẹp thì đã nghe vọng ra tiếng cười giòn giã của bố tôi và một vị khách. Đó chắc chắn là một vị khách quý bởi vì ít khi có sự ồn ã, sôi động như thế ở người cha hiền hậu nhưng lúc nào cũng lặng lẽ của tôi.
Tôi bước vội vào nhà. Bố tôi cùng người khách hướng ánh nhìn rạng rỡ, trìu mến đón tôi:
_ Con gái, đây là bác Trung Trực, bạn học hồi trung học với bố, lại cùng bố nhập ngũ. Bác là chiến sĩ lái xe Trường Sơn năm xưa đấy con ạ!
Bác Trực trạc tuổi bố tôi. Khuôn mặt bác cương nghị nhưng lại rất đôn hậu. Đôi mắt tuy đã hằn nhiều vết chân chim nhưng vẫn ánh lên những tia vui vẻ và trìu mến. Tôi có đang nằm mơ không nhỉ? Tôi vừa học xong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật. Những lời thơ, những lời cô giảng và hình ảnh người chiến sĩ lái xe dũng cảm, kiên cường cứ đọng mãi trong tâm trí tôi. Giờ đây, tôi đang được đứng trước một người chiến sĩ lái xe Trường Sơn đích thực. Thật là một may mắn không ngờ. Tôi cuống quýt:
_ Bố ơi! Bác ơi! Con có thể được ngồi với bố và bác một lát để biết thêm về những ngày tháng chiến đấu năm xưa được không ạ?
Bác cười và đáp:
_ Sao lại không? Đó là khoảng thời gian đẹp nhất của bố cháu và bác.
_ Thưa bác, bác chính là người chiến sĩ lái xe Trường Sơn, người lính mà cháu đã được học trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của nhà thơ Phạm Tiến Duật, phải không bác?
_ Ồ, bài thơ ấy nổi tiếng lắm cháu à. Ngày đó, có lẽ lính lái xe Trường Sơn ít ai là không biết bài thơ ấy. Nó nói hộ phần nào khát vọng chiến đấu, những gian khổ, lòng dũng cảm và sự lạc quan của những người lính như bác.
_ Chính bác cũng đã từng lái những chiếc xe không kính ấy phải không ạ?
_ Không phải “đã từng” đâu cháu ạ. Mà là bác luôn lái những chiếc xe bị xước, bị va đập, bị bom đạn làm cho rơi vỡ, méo mó những bộ phận bên ngoài như thế. Chiến tranh mà! Để bác kể rõ hơn cho cháu hiểu nhé. Ngày đó, bác lái xe tải, cùng đồng đội chuyên chở lương thực, thuốc men, khí tài,… vào chiến trường miền Đông Nam Bộ. Có những chuyến đi kéo dài hàng tháng trời, gian khổ lắm cháu ạ. Nhất là những đoạn đường xuyên qua dãy Trường Sơn, giặc bắn phá rất dữ dội. Chúng muốn san phẳng tất cả, cắt đứt con đường huyết mạch nối liền Bắc Nam ấy. Tiểu đội xe của bác ban đầu được trang bị toàn xe mới để phục vụ mặt trận. Lúc đó, xe có kính như muôn vàn chiếc xe khác. Nhưng ngày nào xe cũng lao đi giữa bom gầm, đạn nổ khiến kính rạn vỡ, mất dần hết cả. Rồi cả mui xe cũng bị đạn pháo cày hất tung lên. Thùng xe va quẹt nhiều cũng chằng chịt vết xước. Chẳng còn chiếc xe nào còn nguyên vẹn cháu à.
Tôi vẫn còn tò mò, tiếp tục hỏi bố:
_ Lái xe không kính, không mui, không đèn như thế chắc nguy hiểm lắm bác nhỉ?
Bác sôi nổi tiếp lời:
_ Nguy hiểm lắm, cái sống cái chết lúc nào cũng trong gang tấc. Lái xe không kính thì mối nguy hiểm gần nhất là bụi đấy. Đường Trường Sơn mùa khô bụi cuốn mù trời sau làn xe chạy. Bụi cuốn vào mặt, vào quần áo. Bụi dày đặc đến mức mắt cay xè, không thể mở nổi. Lúc ấy, râu, tóc, quần áo và cả xe rực lên một màu đất đỏ Trường Sơn. Rồi cả mưa nữa chứ. Mưa Trường Sơn thường bất ngờ. Đang bụi bám đầy thì bỗng cả người nặng chịch vì ướt sũng nước mưa. Mưa xối xả quất vào người, vào mặt, vào mắt. Những làn nước cay xè, buốt rát khiến việc lái xe khó hơn gấp trăm ngàn lần. Thế nhưng, những người lính lái xe như bác không bao giờ dừng lại, luôn phải tranh thủ tránh giờ cao điểm cháu ạ. Cũng vì xe không kính nên mưa gió vứt vào cabin đủ thứ, nào là lá rừng, nào là cành cây gãy, … Bác đã bao lần bị cành cây cứa vào mặt, vào tay cầm vô lăng, đau rát vô cùng. Gian khổ là thế đấy cháu! Mỗi chuyến chở hàng về tới đích thật sự là một kỳ tích. Vậy mà ký tích vẫn luôn xuất hiện đấy!
Bác mỉm cười, khuôn mặt ánh lên vẻ rạng rỡ và tự hào. Lời bác kể như chất chứa bao nhiệt huyết, bao sôi nổi của một thời tuổi trẻ nơi chiến trường. Bác dường như đang được sống lại những phút giây lịch sử ấy. Không hiểu sao ngay lúc này, những lời thơ của Phạm Tiến Duật lại ùa về, ngân nga trong lòng tôi. Đó chính là một thực tế ở chiến trường ngày ấy. Thế mà, những người lính cụ Hồ vẫn tràn đầy lạc quan, yêu đời, và tin tưởng vào một ngày mai chiến thắng.
Tôi chợt thấy bác Trực trầm ngâm, ánh mắt xa xôi như đang lạc trong dòng hồi tưởng. Còn bố tôi thì ngồi lặng lẽ, khuôn mặt đầy vẻ xúc động. Bác Trực chợt nói:
_ Xe không kính thế mà lại hay cháu ạ. Gặp bạn cũ, gặp đồng đội, gặp đồng hương đều tay bắt mặt mừng qua ô kính vỡ. Giữa đại ngàn mênh mông, bác chợt thấy lòng mình ấm lại vì được chiến đấu bên cạnh những đồng chí yêu thương.
Giọng bác chợt rung lên, đầy xúc động:
_ Cháu không thể hiểu tình đồng chí thiêng liêng, quý giá thế nào với người lính các bác đâu. Dừng xe, ghé vào một bếp Hoàng Cầm, chỉ cần thêm bát thêm đũa là thấy thân thuộc như anh em một nhà. Dù chốc lát nữa thôi, mỗi người sẽ đi mỗi hướng, có khi chẳng bao giờ gặp lại nhau giữa chiến trường ác liệt. Bác và ba cháu có thể trở về hạnh phúc bên gia đình, nhưng bao nhiêu đồng đội của bác đã ngã xuống. Có một đồng đội của bác đã hy sinh ngay sau vô lăng vì quyết tâm lái xe vượt qua làn đạn dù đang bị thương nặng. Ngày ấy, khẩu hiệu “Yêu xe như con, quý xăng như máu” luôn khắc ghi trong tim những người lính lái xe. Dù có hy sinh, các bác vẫn quyết tâm bảo vệ xe và hàng.
Bác chợt im lặng. Không khí cả căn phòng bỗng chốc trở nên thật trang nghiêm.
_ Cháu gái của bác, hai câu cuối của bài thơ có phải là:
“Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim.”
Chiến tranh đã qua lâu rồi, nhưng cho đến tận hôm nay, bác và bố cháu không phút nào quên được mình đã từng là người lính. Bác rất tự hào vì mình đã là người lính lái xe Trường Sơn năm xưa, đã tham gia chiến đấu góp phần giành độc lập tự do cho quê hương đất nước.
Trong tôi bỗng trào dâng một cảm xúc thật kỳ lạ, vừa khâm phục, vừa tự hào. Ngày hôm nay tôi đã hiểu thêm rất nhiều điều. Trước đây, tôi chỉ biết đến cuộc sống êm đềm trong vòng tay ấm áp, chở che của gia đình, thầy cô trong một đất nước hòa bình. Đó là thành quả của bao thế hệ cha anh đã vất vả, hy sinh. Họ chính là bố tôi, bác tôi và những người tôi chưa từng gặp mặt. Tôi phải thật trân trọng cuộc sống hòa bình này và cố gắng trau dồi, hoàn thiện để góp phần xây dựng đất nước thêm tươi đẹp trong thời đại mới. Cảm ơn bác, người lính lái xe năm xưa của Trường Sơn oanh liệt, đã giúp cháu lớn thêm lên nhiều lắm!
Bài viết số 3 lớp 9 đề 3: Nhân ngày 20/11,kể cho các bạn nghe về một kỉ niệm đáng nhớ giữa mình và thầy, cô giáo cũ
Bài làm
Bài làm
“Đại dương lớn bởi dung nạp trăm sông,con người lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tôi học được từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu thương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!
Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1.Cô giáo của tôi cao,gầy,mái tóc không mướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nhưng lịch thiệp.ấn tượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu thương vừa như dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…
Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ước được cầm nó trong tay…
Đến giờ ra chơi,tôi một mình coi lớp,không thể cưỡng lại ý thích của mình,tôi mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút,đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa.Tôi muốn được nhìn thấy nó hàng ngày,được tự mình sở hữu nó,được thấy nó trong cặp của chính mình…
Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tôi vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp trưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp trưởng nhanh nhảu đề nghị:
-Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!
Cô hình nh không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:
-Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?
Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tôi thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran nh có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất trờng,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ được mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê cười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…Tôi oà khóc,tôi muốn được xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua...
Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:
-Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?
Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy,các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…
Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…
Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với người đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.
Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NGỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!
Bài viết số 3 lớp 9 đề 4: Kể về cuộc gặp gỡ với các anh bộ đội nhân ngày thành lập quân dội nhân dân việt nam(22/12).trong buổi gặp đó,em được thay mặt các bạn páht biểu những suy nghĩ của thế hệ mình về thế hẹch anh đã chiến đấu, hi sinh đễ bảo vệ tổ quốc.
Bài làm
..........Đang cập nhật
3 nhận xét
Bài văn hay lắm, cám ơn bạn
Trả lờiBài văn hay lắm, cám ơn bạn
Trả lờiChúc bạn học tốt
Trả lời